TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM 6-11 THÁNG TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI MỘT SỐ XÃ NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA

Trần Thị Minh Nguyệt 1,, Trần Thúy Nga1, Nguyễn Thị Việt Hà 1, Trần Khánh Vân 1, Nguyễn Thị Lan Phương 1, Lê Văn Thanh Tùng1, Nguyễn Thị Lương Hạnh 1
1 Viện Dinh dưỡng, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng nhân trắc và một số yếu tố liên quan ở trẻ em từ 6 – 11 tháng tuổi tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, chọn ngẫu nhiên 360 trẻ từ 10 xã. Kết quả: Trung bình chiều dài của trẻ 67,36 ± 2,55(cm); trung bình cân nặng 7,68 ± 0,86 (kg); Z-Score CD/T -0,89 ± 1,17; Z-Score CN/T -0,61±1,06; Z-Score CN/CD -0,09 ± 1,12. Tỉ lệ SDDTC 17,8%. Tỉ lệ SDDNC 9,2%. Tỉ lệ SDDGC 4,2%. Phân tích hồi quy đa biến dự đoán một số yếu tố liên quan đến tình trạng SDDTC, cho thấy trẻ ở nhóm tuổi từ 7-11 tháng (OR = 3,71; 95% CI: 1,67 – 8,22), nhóm trẻ mắc tiêu chảy trong hai tuần qua (OR = 3,67; 95% CI: 1,50 – 8,97), nhóm bà mẹ không bổ sung vi chất trong thời gian mang thai (OR = 2,55; 95% CI: 1,09 – 6,01), nhóm tổng thu nhập gia đình thấp (OR = 7,00; 95% CI: 13,16 – 15,52), p<0,05. Kết luận: Cần tích cực triển khai các can thiệp như truyền thông giáo dục cho bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng trong thời gian mang thai, nuôi dưỡng trẻ nhỏ và bổ sung vi chất dinh dưỡng nhằm dự phòng suy dinh dưỡng thấp còi giai đoạn 1000 ngày đầu đời, tạo tiền đề cho trẻ phát triển tốt khi trưởng thành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Chung, Lê Thị Vũ Huyền (2021). Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ từ 6 – 24 tháng tuổiại xã nâm nđir, huyện krông nô, tỉnh đắk nôngvà một số yếu tố liên quan, năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam tập 523 - tháng 2 - số 1 - 2023:148-52.
2. Viện Dinh dưỡng (2016). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm 2016. https://viendinhduong.vn/FileUpload/Documents/2015/TLSDD%202016.pdf. truy cập ngày 25/6/2023.
3. Nguyễn Văn Đẹp (2021). Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam tập 503 - tháng 6 - số đặc biệt - 2021:157-64.
4. Nguyễn Thanh Hà (2011). Hiệu quả bổ sung kẽm và sprinkles đa vi chất trên trẻ 6 - 36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Luận án Tiến sĩ dinh dưỡng cộng đồng. Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.
5. Katoch Om Raj. (2022). Determinants of malnutrition among children: A systematic review. Nutrition;96:111565.
6. Tafese Zelalem, Reta Fekadu, Mulugeta Biruk, Anato Anchamo (2022). Child undernutrition and associated factors among children 6–23 months old in largely food insecure areas of rural Ethiopia. Journal of Nutritional Science;11:e63.
7. Organization World Health (2006). WHO child growth standards: length/height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age: methods and development: World Health Organization; 2006.
8. Organization World Health (2021). Levels and trends in child malnutrition: UNICEF/WHO/The World Bank Group joint child malnutrition estimates: key findings of the 2021 edition, https://www.who.int/ publications/i/item/ 9789240025257 truy cập ngày 25/6/2023 2021.