NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THAI NGOÀI TỬ CUNG VỠ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Xuân Mỹ 1,, Nguyễn Quốc Tuấn 1, Lưu Tuyết Minh 2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ thai ngoài tử cung ngày càng tăng. Hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu trong nước về thai ngoài tử cung nhưng đa số tập trung và các yếu tố nguy cơ hoặc điều trị nội khoa, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến thai ngoài tử cung vỡ gây mất máu để từ đó có thể đưa ra những khuyến cáo phù hợp nhằm làm giảm tỷ lệ thai ngoài tử cung vỡ cùng với những hệ lụy của nó. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm và các yếu tố liên quan đến thai ngoài tử cung vỡ tại Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca có 55 trường hợp thai ngoài tử cung vỡ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân bị thai ngoài tử cung vỡ có lượng máu mất ≥ 300 ml là 69,1%. Lượng máu mất trung bình là 400 ml, nhiều nhất là 1500 ml. Tuổi trung bình là 32,6 ± 6,5 tuổi. Ở người con rạ tỷ lệ mất máu trên 300 ml khoảng 50,9%. Bệnh nhân không có tiền sử phá thai có lượng máu mất ≥ 300 ml khoảng 56,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có chu kỳ kinh đều có lượng máu mất ≥ 300 ml là 43,6%. Khoảng 60% bệnh nhân không khám phụ khoa có lượng máu mất ≥ 300ml. Kết luận: tỷ lệ thai ngoài tử cung vỡ tại Việt Nam còn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Ánh (2017) Nhận xét các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, quý IV năm 2017, Tạp chí y dược lâm sàng 108 tập 16 - số 2/2022
2. Vương Tiến Hòa (2002), Nghiên cứu một số yếu tố góp phần chẩn đoán sớm chửa ngoài tử cung, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Vương Tiến Hòa và Võ Mạnh Hùng (2013), "Nghiên cứu chẩn đoán và xử trí chửa ngoài tử cung tại bệnh viện phụ sản thanh hóa” Y học thực hành (886) - SỐ 11/2013.
4. Nguyễn Quốc Tuấn (2017). Thai ngoài tử cung vỡ nhập viện muộn. Tạp chí Phụ sản. 14, 4 (tháng 2 2017), 53-57. DOI:https://doi.org/ 10.46755/ vjog.2017.4.444.
5.ACOG PRACTICE BULLETIN Clinical Management Guidelines for Obstetrician–Gynecologists (2018), Tubal Ectopic Pregnancy, Number 193, March 2018
6. Seema Patel (2019), International Journal of Reproduction, Contraception, Obstetrics and Gynecology, Study of diagnosis and management of ectopic pregnancy, June 2019 • Volume 8 • Issue 6 Page 2465- 2470
7. Ronald S.; Karlan Gibbs, Beth Y.; Haney, Arthur F.; Nygaard, Ingrid E, (2008), "Chapter 5: Ectopic Pregnancy", Danforth's Obstetrics and Gynecology, 10th Edition, pp. 71-87.
8. Gary Cunningham, MD (2018) Williams Obstetrics 25 th CHAPTER 19: Ectopic Pregnancy, p 377-395.