KẾT QUẢ XỬ TRÍ CHỬA SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH BẮC NINH

Đỗ Thị Như 1,, Bùi Thanh Thủy1, Nguyễn Minh Hồng 1, Quách Hữu Tùng 1
1 Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Chửa sẹo mổ lấy thai ngày càng gia tăng trong những năm gần đây và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được chẩn đoán và xử trí sớm. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng và nhận xét kết quả xử trí chửa sẹo mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, gồm các bệnh nhân được chẩn đoán chửa sẹo mổ lấy thai điều trị tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh từ 01/01/2018 đến 31/12/2022. Kết quả và kết luận: Độ tuổi trung bình của các đối tượng này là 33,36 ± 5,46 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là ra máu âm đạo có hoặc không kèm theo đau bụng chiếm 40,4%. Bệnh nhân vào viện không có triệu chứng chiếm 48,4%. Tuổi thai hay gặp nhất là dưới 6 tuần chiếm tỉ lệ 61,2%. Tuổi thai trung bình phát hiện là 5,422 ± 1,189 tuần. Bệnh nhân có tiền sử mổ lấy thai từ 2 lần chiếm tỉ lệ cao 62,24%. Phương pháp hút thai dưới siêu âm có hoặc không sử dụng MTX trước hút là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả, tỉ lệ thành công là 98,4%. Thời gian nằm viện trung bình là 8,07 ± 2,878 ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Hồng (2019), "Kết quả điều trị chửa sẹo mổ lấy thai cũ ở tuổi thai dưới 12 tuần tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí y học Việt Nam, tr. 131- 133.
2. Nguyễn Thị Kim Ngân (2018), "Nghiên cứu điều trị các trường hợp chửa sẹo mổ lấy thai bằng phẫu thuật tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương".
3. Lê Thị Anh Đào và Mai Trọng Hưng (2022), "Kết quả điều trị của phương pháp hút thai trên sẹo mổ lấy thai và các yếu tố liên quan", Tạp chí Y học Việt Nam. 512(2).
4. Diêm Thị Thanh Thủy (2013), "Nghiên cứu chửa sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
5. Trần Thị Ngọc Hà, Phạm Thị Thanh Hiền và Hồ Giang Nam (2021), "Kết quả điều trị chửa sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện Sản nhi Nghệ An từ năm 2018 đến 2020", Tạp chí Y học Việt Nam. 504(1).
6. D. Jurkovic và các cộng sự. (2003), "First-trimester diagnosis and management of pregnancies implanted into the lower uterine segment Cesarean section scar", Ultrasound Obstet Gynecol. 21(3), tr. 220-7.Timor-
7. Tritsch và các cộng sự. (2019), "Cesarean Scar Pregnancy: Diagnosis and Pathogenesis", Obstet Gynecol Clin North Am. 46(4), tr. 797-811.