ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TRƯỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƯNG CÙNG 1 TẦNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG VÍT QUA DA VÀ HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT QUA LỖ LIÊN HỢP SỬ DỤNG ỐNG NONG

Nguyễn Đức Hoàng1,, Hoàng Gia Du 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh trượt đốt sống (TĐS) thắt lưng – cùng 1 tầng trước phẫu thuật MIS TLIF. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 35 người bệnh được chẩn đoán TĐS thắt lưng cùng 1 tầng, điều trị phẫu thuật trong thời gian (1/2021-12/2021) tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tuổi trung bình là 53.29 ± 12.21 (31 – 76). Triệu chứng lâm sàng cơ năng, điểm VAS lưng trung bình 5,2 ± 1,48, điểm VAS chân trung bình: 4,5 ± 1,24 điểm, điểm ODI trung bình 49,28±12,16 điểm. Triệu chứng lâm sàng thực thể, 20 người bệnh (57,1%) có dấu hiệu kích thích rễ thần kinh (Lasègue dương tính), 26 người bệnh (74,3%) có dấu hiệu co cứng cơ cạnh sống, 30 người bệnh (85,7%) có biểu hiện rối loạn cảm giác. Kết luận: Nghiên cứu cung cấp các thông tin về triệu chứng lâm sàng của người bệnh bị TĐS thắt lưng - cùng 1 tầng trước khi được phẫu thuật bằng cố định cột sống vít qua da và hàn xương  liên thân đốt qua lỗ liên hợp sử dụng ống nong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Thanh (2014), Kết Quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Trường Đại học y Hà Nội.
2. Phạm Vô Kỵ (2018), Nghiên cứu ứng dụng xâm lấn tối thiểu điều trị trượt đốt sống thắt lưng 1 tầng, Luận án tiến sỹ y học, Học Viện Quân Y.
3. Dương Thanh Tùng (2020), Nghiên cứu điều trị trượt đốt sống thắt lưng – cùng một tầng bằng phẫu thuật vít cuống cung qua da và ghép xương liên thân đốt, Luận án tiến sỹ y học, Học Viện Quân Y
4. Phan Trọng Hậu (2006), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng do hở eo ở người trưởng thành, Học Viện Quân Y.
5. Roche MB, Rowe GG. The incidence of separate neural arch and coincident bone variations: A Summary. JBJS. 1952;34(2):491-3.
6. Hari A, Krishna M, Rajagandhi S, Rajakumar DV. Minimally invasive transforaminal lumbar interbody fusion—indications and clinical experience. Neurology India. 2016;64(3):444.
7. Kimchi G, Orlev A, Hadanny A, Knoller N, Harel R. Minimally Invasive Spine Surgery: The Learning Curve of a Single Surgeon. Global Spine J. 2020;10(8):1022-6.
8. Parker S.L., Adogwa O., Paul A.R. và cộng sự. (2011). Utility of minimum clinically important difference in assessing pain, disability, and health state after transforaminal lumbar interbody fusion for degenerative lumbar spondylolisthesis. J Neurosurg Spine, 14(5), 598–604.