TÌNH HÌNH HẬU COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA QUÂN NHÂN ĐÓNG QUÂN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2022

Phạm Hoàng Thao 1, Nguyễn Minh Phương 2,, Nguyễn Tấn Đạt 2
1 Bộ Tư lệnh Quân khu 9
2 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hậu COVID-19 là giai đoạn sau hồi phục về mặt thể chất do mắc COVID-19 vẫn gặp những triệu chứng và vấn đề sức khỏe kéo dài. Ở quân nhân đóng quân tại thành phố Cần Thơ, hậu COVID-19 có thể có nhiều yếu tố đa dạng, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Mục tiêu: Xác định tình hình và một số yếu tố liên quan đến hậu COVID-19 của quân nhân đóng quân tại thành phố Cần Thơ năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang toàn bộ 756 quân nhân nhiễm COVID-19 đóng quân tại thành phố Cần Thơ năm 2022. Thời gian thu thập số liệu từ 8/2022-1/2023. Kết quả: Tỷ lệ xuất hiện hậu COVID-19 ở quân nhân trong nghiên cứu là 22,8%. Tỷ lệ đối tượng có bệnh nền chiếm 20,4%, cao nhất là tăng huyết áp chiếm 8,2%; Viêm phế quản và ĐTĐ chiếm lần lượt là 3,7% và 3,4%. Tuổi và bệnh nền được tìm thấy có liên quan đến hậu COVID-19. Nhóm tuổi từ 36-50 có tỷ số chênh mắc hậu COVID-19 gấp 2,04 lần so với nhóm tuổi 19-35 tuổi (OR = 2,04, KTC 95%: 1,40 – 2,98, p<0,001). Số bệnh nền tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc hậu COVID-19. Tỷ số chênh mắc hậu COVID-19 ở nhóm có từ 2 bệnh nền trở lên so với nhóm không có bệnh nền là 2,51 (KTC 95% là 1,18 - 5,23). Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện hậu COVID-19 ở quân nhân trong nghiên cứu là 22,8%. Các yếu tố có liên quan đến mắc hậu COVID-19 gồm nhóm tuổi từ 36 trở lên, và có từ 2 bệnh nền trở lên. Điều này cho thấy rằng việc đánh giá và quản lý hậu COVID-19 ở quân nhân là rất quan trọng và cần được chú trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ensheng Dong, Hongru Du, and Lauren Gardner (2022), An interactive web-based dashboard to track COVID-19 in real time. Lancet Infect Dis. 20(5): 533–534.
2. Huang C, et al. (2021). 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet. 397(10270):220-232. doi: 10.1016/S0140-6736(20)32656-8. Epub 2021 Jan 8. PMID: 33428867; PMCID: PMC7833295.
3. Davies, N.G., et al. (2020), Age-dependent effects in the transmission and control of COVID-19 epidemics. Nat Med, 1205–1211. https://doi.org/10.1038/s41591-020-0962-9.
4. Phạm Phương Mai (2023), Thực trạng tái nhiễm SARS-CoV-2 trong nhóm nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh và Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An năm 2022-2023. Tạp chí nghiên cứu y học. 165(4) trang 240-253.
5. Bao L., Deng W., Gao H. (2020), Lack of reinfection in rhesus macaques infected with SARS-CoV-2. BioRxiv.
6. Van Elslande J., et al. (2020), Symptomatic SARS-CoV-2 reinfection by a phylogenetically distinct strain. Clin Infect Dis. doi: 10.1093/cid/ciaa1330. ciaa1330
7. Nguyễn Ngọc Tuyền (2023), Nghiên cứu tình hình mắc hậu COVID-19 và một số yếu tố liên quan trên người bệnh nhiễm COVID-19 tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 61/2023, trang 211-219.
8. Akpek M. (2022), Does COVID-19 Cause Hypertension? Angiology. 2022;73(7):682-687. doi:10.1177/00033197211053903.