ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO DO VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC CHỐNG NGƯNG TẬP TIỂU CẦU

Ngô Thị Hiền 1,2,, Nguyễn Công Long 3, Nguyễn Thị Vân Hồng 2
1 Bệnh viện Thanh Nhàn
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa cao ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 52 bệnh nhân dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2022 đến tháng 05/2023. Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa cao được tiến hành nội soi để chẩn đoán và điều trị. Tất cả các thông tin của bệnh nhân được thu thập vào bệnh án nghiên cứu. Kết quả: Nhóm dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đơn và kép có sự tương đồng về tuổi giới. Nhóm kép có tiền sử xuất huyết tiêu hóa cao hơn (88,9% so với 73,5%), da xanh, niêm mạc nhợt ở là 100%, cao hơn nhóm đơn (76,5%), p<0,05. Không có sự khác biệt về các triệu chứng lâm sàn khác và các xét nghiệm cận lâm sàng giữa 2 nhóm. Về nội soi, nhóm kép chủ yếu có nguy cơ thấp (61,1%), không cần can thiệp (83,3%) và điều trị bằng truyền máu (89,9%). Nhóm đơn chủ yếu có nguy cơ cao (55,9%), cần can thiệp (38,2%), và điều trị bằng truyền máu (67,6%). Không có sự khác biệt về điểm Lanza, Rockall, Glasgow-Blatchford giữa hai nhóm. Kết luận: Xuất huyết tiêu hóa cao do viêm loét dạ dày- tá tràng có sự tương đồng về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nội soi giữa nhóm dùng thuốc chống ngưng tập tiểu cầu đơn và kép.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Godier A, Albaladejo P, On Perioperative Haemostasis Gihp Group T. Management of Bleeding Events Associated with Antiplatelet Therapy: Evidence, Uncertainties and Pitfalls. J Clin Med. 2020;9(7).
2. Swan D, Loughran N, Makris M, Thachil J. Management of bleeding and procedures in patients on antiplatelet therapy. Blood Reviews. 2020;39:100619.
3. Sanders DS, Carter MJ, Goodchap RJ, Cross SS, Gleeson DC, Lobo AJ. Prospective validation of the Rockall risk scoring system for upper GI hemorrhage in subgroups of patients with varices and peptic ulcers. Am J Gastroenterol. 2002;97(3):630-635.
4. Harris J, Pouwels KB, Johnson T, et al. Bleeding risk in patients prescribed dual antiplatelet therapy and triple therapy after coronary interventions: the ADAPTT retrospective population-based cohort studies. Health Technol Assess. 2023;27(8):1-257.
5. Mengsun H. Nghiên cứu ứng dụng bẳng điểm rockkall trong phân tầng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng. Luận văn Thạc sĩ y học. Hà Nội, Đại học Y Hà Nội; 2016.
6. Nguyễn Đức Ninh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đển xuất huyết tiêu hóa cao do loét dạ dày, tá tràng ở bệnh nhân dùng thuốc chống huyết khối. Luận văn chuyên khoa cấp II. Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội; 2021.
7. Tsai TJ, Lai KH, Hsu PI, et al. Upper gastrointestinal lesions in patients receiving clopidogrel anti-platelet therapy. J Formos Med Assoc. 2012;111(12):705-710.
8. Galusko V, Protty M, Haboubi HN, Verhemel S, Bundhoo S, Yeoman AD. Endoscopy findings in patients on dual antiplatelet therapy following percutaneous coronary intervention. Postgrad Med J. 2022;98(1162):591-597.