THỰC TRẠNG SỨC KHOẺ, BỆNH TẬT CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÙNG VƯƠNG, TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Văn Ngọc 1, Lê Thị Thanh Hoa 2,, Trương Thị Thùy Dương 2
1 Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương
2 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng sức khoẻ, bệnh tật của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang được thực hiện trên 660 nhân viên y tế, thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 01/2022 đến tháng 7/2023. Số liệu được thu thập thông qua khám sức khoẻ, kết hợp phỏng vấn, phân tích sổ sách, báo cáo về sức khỏe. Kết quả: Sức khỏe loại I, II chiếm tỉ lệ cao nhất (39,8% và 45,8%). Bệnh/chứng bệnh đường tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất (25,5%), sau đó đến các bệnh về mắt (23,5%), tai mũi họng (15,9%), thấp nhất là bệnh ngoài da (0,9%). Rối loạn lo âu chiếm tỉ lệ cao nhất 31,7%, trầm cảm 18,9%, stress 16,2%. Có 72,4% từng bị tổn thương do vật sắc nhọn, 20,6% gặp tổn thương do hóa chất. Tỉ lệ nghỉ ốm chiếm 55,2%. Kết luận và khuyến nghị: Tỉ lệ mắc bệnh/chứng bệnh ở nhân viên y tế còn cao. Cần có các giải pháp để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên y tế, đặc biệt là sức khỏe tâm thần cũng như tăng cường đào tạo, tập huấn, trang bị phương tiện bảo hộ cho nhân viên y tế nhằm dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn và hóa chất gây ra.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang (2018), Nhận xét về tình hình sức khoẻ nhân viên bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang năm 2018, Đề tài cấp Cơ sở năm 2018, An Giang.
2. Nguyễn Xuân Hòa (2016), Thực trạng an toàn bức xạ, sức khỏe, bệnh tật của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.
3. Nguyễn Tuấn Hưng và Nguyễn Phúc Thái (2012), “Nghiên cứu điều kiện lao động đặc thù và sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ quân y”, Tạp chí Y học thực hành, 814 (Số 4/2012), tr. 2 - 6.
4. Dương Hoàng Kim Ngân (2020), Thực trạng phơi nhiễm nghề nghiệp do vật sắc nhọn ở nhân viên y tế tại bệnh viện Từ Dũ, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Tô Thị Phương Thảo, Lương Mai Anh, Hà Anh Đức và cộng sự (2020), “Thực trạng sức khỏe người lao động và một số yếu tố liên quan tại một số bệnh viện phía Bắc năm 2018", Tạp chí Y học dự phòng, Tập 30, số 4 - 2020, tr. 176.
6. Bùi Thị Lệ Uyên, Trần Thị Ngọc Lan, Đoàn Duy Dậm và cộng sự (2019), "Điều kiện lao động và yếu tố nguy cơ nghề nghiệp của nhân viên y tế tại thành phố Cần Thơ năm 2016", Tạp chí Y học dự phòng, Tập 29 (Số 10/2019), tr. 9.
7. Bobby Joseph, Merlyn Joseph (2016), “The health of the healthcare workers”, Indian J Occup Environ Med, 20 (2), p. 71 - 72.
8. Hill, J. E. et al. (2022), "The prevalence of mental health conditions in healthcare workers during and after a pandemic: Systematic review and meta-analysis", J Adv Nurs, 78(6), pp. 1551-1573.
9. Saadeh, R., Khairallah K., Abozeid H., et al. (2020), "Needle Stick and Sharp Injuries Among Healthcare Workers: A retrospective six-year study", Sultan Qaboos Univ Med J, 20(1), pp. e54-e62.