ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ HÀNH VI DO SỬ DỤNG RƯỢU

Lê Văn Cường 1,, Dương Minh Tâm 2,3, Nguyễn Văn Tuấn 2,3, Trần Nguyễn Ngọc 2,3, Cao Tiến Đức4
1 Bệnh viện Tâm thần Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Viện Sức khỏe Tâm thần
4 Trường Đại hoc Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội từ tháng 06/2022 đến 06/2023. Kết quả: Phần lớn người bệnh gặp các triệu chứng trầm cảm đơn lẻ hoặc gặp trầm cảm nhẹ và vừa (chiếm 60% số người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu). Các triệu chứng như giảm khí sắc, giảm năng lượng rất phổ biến, chiếm lần lượt 52,3 và 52,9% trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Trong các triệu chứng phổ biến của trầm cảm, triệu chứng rối loạn giấc ngủ là phổ biến nhất, gặp ở 93,5% người bệnh. Các triệu chứng cơ thể cũng gặp khá phổ biến, khoảng 40-50% số người bệnh. Ảo giác thính giác, hoang tưởng bị hại và kích động, gây hấn là những triệu chứng loạn thần thường gặp nhất. Kết luận: Các triệu chứng trầm cảm gặp rất phổ biến ở người bệnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu, tuy nhiên phần lớn gặp các triệu chứng này ở các mức độ nhẹ và vừa. Các triệu chứng này có thể bị che lấp trong bệnh cảnh rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu và không được chú ý đến.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Anh Tuấn và Lý Trần Tình. Lạm dụng rượu, nghiện rượu ở Hà Nội. Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội, 2010: 76 – 112.
2. Chhetri B, Dem U, Letho Z, Tshering K, Skodlar B. Prevalence of major depressive disorder in adult patients with alcohol use disorder admitted in the psychiatric ward at the Jigme Dorji Wangchuck National Referral Hospital, Thimphu, Bhutan. Popul Med. 2023;5(May):1-8. doi:10.18332/popmed/166187
3. Bolton JM, Robinson J, Sareen J. Self-medication of mood disorders with alcohol and drugs in the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions. Journal of Affective Disorders. 2009;115(3):367-375. doi:10.1016/j.jad.2008.10.003
4. Green MA, Strong M, Conway L, Maheswaran R. Trends in alcohol-related admissions to hospital by age, sex and socioeconomic deprivation in England, 2002/03 to 2013/14. BMC Public Health. 2017;17(1):412. doi:10.1186/s12889-017-4265-0
5. Le Strat Y, Grant BF, Ramoz N, Gorwood P. A new definition of early age at onset in alcohol dependence. Drug and Alcohol Dependence. 2010;108(1-2):43-48. doi:10.1016/j.drugalcdep.2009.11.011
6. Nair UR, Vidhukumar K, Prabhakaran A. Age at Onset of Alcohol Use and Alcohol Use Disorder: Time-trend Study in Patients Seeking De-addiction Services in Kerala. Indian Journal of Psychological Medicine. 2016;38(4):315-319. doi:10.4103/0253-7176.185958
7. Grant BF, Goldstein RB, Saha TD, et al. Epidemiology of DSM-5 Alcohol Use Disorder: Results From the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions III. JAMA Psychiatry. 2015;72(8):757. doi:10.1001/ jamapsychiatry.2015.0584
8. Odile J.P. Alcoolisme et depression, Mémoire de fin d’étude. Université de Nancy. Bibliotheque Medecine Nancy, 1972: 52-65.