NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TUỔI, GIỚI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ NHIỄM VIRUS DENGUE Ở BỆNH NHÂN NHI

Đức Thuận Nguyễn 1, Thành Chung Đặng 2,
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích làm rõ đặc điểm tuổi, giới và mối liên quan đến đến tỉ lệ nhiễm virus dengue ở bệnh nhân nhi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 344 bệnh nhân nhi được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue giai đoạn cấp tính trong vòng 3 ngày của sốt, được nhập viện điều trị tại khoa nhi bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh viện Tiền Giang và bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai từ tháng 1-2011 đến tháng 12-2015.Tất cả các bệnh nhân đều được thân nhân và người nhà đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiến hành thu thập thônng tin tuổi giới, huyết thanh của bệnh nhân, tách RNA. Sử dụng phản ứng Multiplex RT-PCR xác định các type huyết thanh của virus DENV. Kết quả: Bệnh nhân ở các khoảng tuổi nhiễm cả 4 type virus: type 1 (DENV-1),  type 2 (DENV-2), type 3 (DENV-3) và  type 4 (DENV-4). Trong đó khoảng khoảng tuổi 6-10 chiếm tỉ lệ cao nhất (50,43% - 63,24%), sau đó là khoảng tuổi 11-15 (23,53% - 38,46%), và thấp nhất là khoảng tuổi ≤ 5 (11,11% - 15,79%) ở cả 4 type virus, tuy nhiên không có sự khác biệt về tuổi giữa các type virus, với p = 0,1338. Tỉ lệ nhiễm virus của hai giới là tương đương nhau ở các type virus 1, 2 và 4. Ở type 3 tỉ lệ ở nữ (63,16%) cao hơn ở nam (36,84%), tuy nhiên sự khác biệt giữa hai giới không có ý nghĩa thống kê với p = 0,2513. Kết luận: Không có sự khác biệt về tuổi và giới giữa các trường hợp nhiễm các type virus khác nhau, tuy nhiên ở độ tuổi 6-10 nhiễm virus chiếm tỉ lệ cao nhất ở cả 4 type, tỉ lệ nhiễm type 3 ở nữ cao hơn ở nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Geneva, W.H.O. Fact sheet N°117, Dengue and dengue hemorrhagic fever, March 2009; Available from: http://www.who.int/ mediacentre/factsheets/fs117/en/, accessed 26 December 2010.
2. Manila, W.H.O.W.P.R.O. Dengue in the Western Pacific. 2010; Available from: http:// www.wpro.who.int/ topics/ dengue/en, accessed 20 December 2010.
3. Huy, R., et al., National dengue surveillance in Cambodia 1980-2008: epidemiological and virological trends and the impact of vector control. Bulletin of the World Health Organization, 2010. 88(9): p. 650-657.
4. Ooi, E.E., Changing Pattern of Dengue Transmission in Singapore. 2001.
5. Yew, Y.W., et al., Seroepidemiology of dengue virus infection among adults in Singapore. Ann Acad Med Singap, 2009. 38(8): p. 667-75.
6. Guzmán, M.G., et al., Effect of age on outcome of secondary dengue 2 infections. Int J Infect Dis, 2002. 6(2): p. 118-24.
7. Lanciotti R. S., et al., Rapid detection and typing of dengue viruses from clinical samples by using reverse transcriptase-polymerase chain reaction. J Clin Microbiol, 1992. 30(3): p. 545-51.
8. Halsey E. S., et al., Correlation of serotype-specific dengue virus infection with clinical manifestations. PLoS Negl Trop Dis, 2012. 6(5): p. e1638.