PHÂN TÍCH CHI PHÍ Y TẾ TRỰC TIẾP ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƯỚC NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc nghiên cứu xác định chi phí y tế trực tiếp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giá trị thực tiễn rất lớn. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích chi phí y tế trực tiếp điều trị ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đến khám, điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Cái Nước trong năm 2022-2023. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 191 bệnh nhân với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Trung bình chi phí y tế trực tiếp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho mỗi đợt điều trị của một bệnh nhân là 1,73 triệu đồng (nhỏ nhất 0,11 triệu đồng, lớn nhất 10,59 triệu đồng). Trong đó, khoản mục chi phí thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (50,22%). Tỷ lệ được bảo hiểm y tế chi trả đạt 95,7%. Chi phí điều trị ở bệnh nhân nam cao hơn nữ (2,01 triệu đồng so với 0,61 triệu đồng, p<0,001); điều trị nội trú có chi phí cao hơn ngoại trú (4,33 triệu đồng so với 0,48 triệu đồng, p<0,001); chi phí điều trị tăng theo mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí (mức độ 1: 0,76 triệu đồng; mức độ 2: 1,64 triệu đồng; mức độ 3: 2,10 triệu đồng; mức độ 4: 3,74 triệu đồng; p<0,001). Kết luận: Trung bình chi phí y tế trực tiếp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho mỗi đợt điều trị của một bệnh nhân là 1,73 triệu đồng, phần lớn là chi phí thuốc. Tỷ lệ thanh toán của bảo hiểm y tế rất cao. Một số yếu tố làm tăng chi phí điều trị có liên quan đến giới tính, số năm mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, mức độ tắc nghẽn đường dẫn khí.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chi phí y tế trực tiếp điều trị, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Huy Tuấn Kiệt, Vũ Văn Giáp, Nguyễn Thị Thanh Hà. Chi phí trực tiếp cho y tế trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo phân loại GOLD dựa trên phân tích dữ liệu lớn từ bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2020. Tap chí Y học Việt Nam. 2022, 514(2), 284-288.
3. Võ Thị Thanh Thảo. Phân tích chi phí điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2018. Luận văn chuyên khoa cấp II. Đại học Y dược TPHCM. 2018, 95.
4. Huỳnh Văn Thừa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố nguy cơ và kết quả điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện đa khoa Trung tâm An Giang năm 2018-2019. Luận văn bác sỹ chuyên khoa II. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 2019, 86.
5. Bùi Thị Xuân, Ngô Tiến Thành, Tô Khánh Linh. Phân tích chi phí điều trị trực tiếp đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Khoa Hô Hấp - Bệnh viện E từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 3 năm 2020. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. 2020, 36(2), 84-93.
6. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Global strategy for the Diagnosis, Management, And Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease 2022 Report. https://goldcopd.org/2022-gold-reports-2/
7. Wacker M.E., Jorres R.A., Schulz H., et al. Direct and indirect costs of COPD and its comorbidities: Results from the German COSYCONET study. Respir Med. 2016, 111, 39-46.
8. WHO. World Health Statistics 2021. 2021, 1-121.