ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI ÁC TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ và cận lâm sàng ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính và so sánh sự khác biệt giữa nhóm này với nhóm không có tràn dịch màng phổi ác tính tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh nhân được chẩn đoán tràn dịch màng phổi tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 01/2017 đến 07/2019. Kết quả: Tuổi trung bình ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính là 62,1 ± 13,1 tuổi. Tỷ số nam/nữ trong nhóm tràn dịch màng phổi ác tính là 1,01. Bạch cầu nhóm tràn dịch màng phổi ác tính trung bình 12,2 ± 4,4K/μL, LDH 557,4 ± 369 U/L, protein 43,5 ± 8,9 G/L, creatinin 83,4 ± 18,3 μmol/L. Trong số các bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính có 50,5% tràn dịch bên phải, 49% có lượng dịch nhiều, 53,2% dịch màu vàng chanh. Số lượng protein trung bình trong tràn dịch màng phổi ác tính là 43,5 ± 8,9 G/L, LDH trung bình là 865,5 ± 591,7 U/L, glucose trung bình 6,4 ± 4,2 mmol/L và ADA 17 ± 49,7 U/L. Các trường hợp tràn dịch màng phổi ác tính có số tế bào trung bình là 1214,7 ± 1243,3 tế bào/mm3 và tỷ lệ lymphocyte chiếm ưu thế. Có 40,2% trường hợp có u phổi trên CT - scan ngực. Kết luận: Tuổi trung bình ở bệnh nhân tràn dịch màng phổi ác tính là 62,1 ± 13,1 tuổi cao hơn nhóm không tràn dịch màng phổi ác tính và có sự khác biệt trong phân bố giới tính giữa 2 nhóm. Có nhiều điểm khác biệt về đặc điểm cận lâm sàng ở bệnh nhân có và không có tràn dịch màng phổi ác tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tràn dịch màng phổi ác tính, dịch tễ, cận lâm sàng.
Tài liệu tham khảo
2. Burgess L. J (2004). Biochemical analysis of pleural, peritoneal and pericardial effusions. Clin Chim Acta, 343(1-2): p. 61-84.
3. Nguyễn Thị Tuyết Nhi (2010). Giá trị của sinh thiết màng phổi mù bằng kim Castelain trong chẩn đoán nguyên nhân tràn dịch màng phổi. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
4. Quang Văn Trí (2008). Giá trị của một số xét nghiệm cận lâm sàng thường quy trong chẩn đoán phân biệt tràn dịch màng phổi do lao và ung thư. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
5. Maji A, et al (2013). Role of common investigations in aetiological evaluation of exudative pleural effusions. J Clin Diagn Res, 7(10): p. 2223-2226.
6. Ngô Thanh Bình (2007). Vai trò của sinh thiết màng phổi mù trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.
7. Hassan T, et al (2012). Pleural fluid analysis: standstill or a work in progress. Pulm Med, 2012: p. 716235.
8. Noppen M, et al (2000). Volume and cellular content of normal pleural fluid in humans examined by pleural lavage. Am J Respir Crit Care Med, 162(3 Pt 1): p. 1023-1026.