KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ VÀ RÀO CẢN KHI THAM GIA NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trần Thụy Bảo Trân 1, Nguyễn Đức Quỳnh Châu 1, Võ Quang Trung 1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (NCTNLS) là một nghiên cứu khoa học thực hiện trên người nhằm đánh giá tính an toàn, hiệu quả lâm sàng, tác dụng dược lý, dược lực và dược động học của thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế... Mục tiêu: Khảo sát thái độ và rào cản khi tham gia NCTNLS của người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Đối tượng nghiên cứu: Người dân sinh sống tại TPHCM. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang thực hiện trong tháng 02/2022. Bộ câu hỏi định lượng được thiết kế theo thang Likert 5 điểm, từ “Hoàn toàn không đồng ý - 1” đến “Hoàn toàn đồng ý - 5”. Phân tích và xử lý số liệu bằng SPSS 22.0. Kết quả: Ghi nhận 581 người dân TPHCM tham gia nghiên cứu với điểm trung bình thái độ và rào cản lần lượt 72,8 ± 13,9 và 58,6 ± 14,6. Nhận định có điểm số thái độ cao nhất là “Tham gia NCTNLS giúp phát triển thuốc mới” (PMS = 79,2) và “Những rủi ro ảnh hưởng đến sự an toàn khi tham gia NCTNLS” đạt điểm số rào cản cao nhất (PMS = 73,0). Tình trạng sức khoẻ, có/không có bệnh mạn tính và lời khuyên tham gia NCTNLS của bác sĩ liên quan đến thái độ người tham gia. Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, con cái và lời khuyên tham gia NCTNLS của bác sĩ liên quan đến rào cản của họ. Kết luận: Người tham gia tại TPHCM có thái độ tích cực đối với NCTNLS song những rào cản tham gia của họ trên trung bình. Khảo sát thái độ và rào cản của người dân với việc tham gia NCTNLS giúp thu thập những thông tin cần thiết để xây dựng mô hình NCTNLS phù hợp người dân Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Meinert C. L. (2012), ClinicalTrials: design, conduct and analysis, Vol. 39, OUP USA.
2. Novitzke , M J. (2008), "The significance of clinical trials", Journal of vascular and interventional neurology, 1(1), p. 31.
3. Nipp R. D., Hong K. , Paskett E. D. (2019), "Overcoming barriers to clinical trial enrollment", American Society of Clinical Oncology Educational Book, 39, pp. 105-114.
4. Choi Y. J., Beck S.-H., Kang W. Y. et al. (2016), "Knowledge and perception about clinical research shapes behavior: face to face survey in Korean General public", Journal of Korean medical science, 31(5), pp. 674-681.
5. Awwad O., Maaiah S. , Almomani B. A. (2021), "Clinical trials: Predictors of knowledge and attitudes towards participation", International Journal of Clinical Practice, 75(3), p. e13687.
6. Bank T. W. (1990), GDP per capita, PPP (current international $), The Word Bank, truy cập ngày 01/12/2021, từ trang web https:// data. worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD.
7. Al-Tannir M. A., El-Bakri N. , Abu-Shaheen A. K. (2016), "Knowledge, attitudes and perceptions of Saudis towards participating in clinical trials", PLoS One, 11(2), p. e0143893.
8. Al-Jumah M., Abolfotouh M., Alabdulkareem I. et al. (2011), "Public attitude towards biomedical research at outpatient clinics of King Abdulaziz Medical City, Riyadh, Saudi Arabia", EMHJ, 17(6), pp. 536-545.
9. Almutairi A. F., Almutairi B. M., Alturki A. S. et al. (2019), "Public motives and willingness to participate in first-in-human clinical trials in Saudi Arabia: A new era in the making", Journal of infection and public health, 12(5), pp. 673-680.