KIẾN THỨC VỀ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH GÚT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG, NĂM 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trong các bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gút là bệnh thường gặp nhất. Bệnh phổ biến ở tầng lớp người có mức sống cao, có các yếu tố thuận lợi như ăn giàu protid, béo phì, đái tháo đường... ngày nay đời sống cải thiện, mức sống được nâng cao, tỷ lệ mắc bệnh gút có xu hướng gia tăng. Mục tiêu: Khảo sát kiến thức dinh dưỡng của người bệnh Gút tại Đơn nguyên Cơ xương khớp, Bệnh viện đa khoa Đức Giang năm 2020. Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 114 người bệnh gút đang điều trị tại Đơn nguyên cơ xương khớp, bệnh viện đa khoa Đức Giang thông qua phiếu phỏng vấn. Kết quả cho thấy, tỷ lệ NB có kiến thức về dinh dưỡng là 63,2%. Nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho NB là từ CBYT (80,7%). Ba yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của NB là giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người bệnh gút, kiến thức dinh dưỡng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2008), “Bệnh gút”, Bài giảng Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tập II, tr.320-331.
3. Nguyễn Thu Giang (2008), Lịch sử bệnh gút, htt://benhgout.net.
4. Nguyễn Thị Xuyên (2007), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học- Bộ Y tế, tr 5-76.
5. Chang C. H., Chen Y. M., Chuang Y. W. et al (2009), "Relationship between hyperuricemia (HUC) and metabolic syndrome (MS) in institutionalized elderly men", Archives of Gerontology and Geriatrics, 49, S46-S49.
6. Trần Ngọc Ân (2004), “Điều trị bệnh gút, Điều trị học nội khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, Tập I, tr.231-236
7. Đặng Hồng Hoa (2009), “Tình hình bệnh gút mạn tính tại bệnh viện E trong năm 2008”.
8. Phạm Quang Cử (2009), “Nghiên cứu các biến chứng của bệnh gout ”, Y học thực hành, (số 09//2009).
9. Thông tư 07/2011/TT- BYT ngày 26-01-2011 “Hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”