NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở CÁC BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀM XÉT NGHIỆM BỘ MỠ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2022

Phạm Thị Ngọc Nga1, Âu Xuân Sâm1,, Huỳnh Quang Minh2, Trần Lĩnh Sơn3, Trần Thái Ngọc4
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Cửu Long
4 Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu là khi LDL-cholesterol hay chất béo trung tính (Triglycerides) hoặc cả hai cùng tăng trong máu dễ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,.... Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu ở các bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm bộ mỡ tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 3700 mẫu máu người bệnh có chỉ định xét nghiệm bộ mỡ bao gồm: cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDL-C tại khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ, năm 2022. Kết quả: 1963/3700 (53,1%) đối tượng tham gia là nữ và độ tuổi chủ yếu trên 45 (84,2%). Bệnh lý đến khám đa số là tim mạch (39,3%) hoặc bệnh lý tim mạch kèm đái tháo đường (25,7%). Tỷ lệ rối loạn có rối loạn lipid là 73,8% và có liên quan mang ý nghĩa thống kê với đặc điểm tuổi và bệnh lý đến khám. Phân loại rối loạn lipid máu chủ yếu là dạng hỗn hợp (64,4%) và đặc điểm giới tính cùng bệnh lý đến khám có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với kết quả phân loại này. Kết luận: Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở các bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm bộ mỡ tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ cao (73,8%). Việc duy trì chỉ định xét nghiệm mỡ máu cho các đối tượng ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi có bệnh lý nền là rất quan trọng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Authors/Task Force Members; ESC Committee for Practice Guidelines (CPG); ESC National Cardiac Societies. (2019). 2019 ESC/EAS guidelines for the management of dyslipidaemias: Lipid modification to reduce cardiovascular risk, Atherosclerosis, 290, pp.140-205.
2. Huỳnh Lê Thái Bão, Nguyễn Sinh Huy. (2020). Tỉ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên năm 2019. Tạp chí Nội tiết và đái tháo đường, (43), tr. 49-54.
3. Quách Tấn Đạt, Phạm Hòa Bình, Nguyễn Văn Tân. (2021), Thực trạng điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 5, số 2, tr.140-146.
4. Văn Tuấn, N., & Thị Cúc, H. (2022). Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở người cao tuổi tăng huyết áp. Tạp Chí Y học Việt Nam, 508(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v508i1.1533
5. Ngô Đức Kỷ. (2022). Đặc điểm rối loạn các thành phần lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(2). https://doi.org/10.52163/yhc.v63i2.295.
6. Bùi Tùng Hiệp, Phan Văn Phong, Quách Thị Thu Hằng, Đoàn Ngọc Giang Lâm. (2022). Một số đặc điểm rối loạn lipid máu trên bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 63(1). https://doi.org/10.52163/yhc.v63i1.249
7. Nguyễn Trọng Hào. (2016). Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Y Hà Nội.