NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI U NHÚ ĐẢO NGƯỢC MŨI XOANG

Nguyễn Thị Hương Giang1,, Phạm Trần Anh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm các nghiên cứu về phẫu thuật nội soi điều trị U nhú đảo ngược mũi xoang (UNĐNMX) và kết quả của phẫu thuật nội soi. Đối tượng và phương pháp: Các bài báo, các nghiên cứu tại các cơ sở dữ liệu Pubmed, Google Scholar, thư viện Đại học Y Hà Nội đạt các tiêu chí nghiên cứu. Kết quả: Tìm được 758 tài liệu.  Sau khi phân tích, 13 bài báo với tổng số 804 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó 12 nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân bị U nhú đảo ngược mũi xoang không phân biệt vị trí, 1 nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân bị U nhú đảo ngược mở rộng đến xoang trán. Một số đặc điểm các nghiên cứu: thiết kế nghiên cứu hồi cứu 84,6% (11), nghiên cứu tiến cứu có 15,4% (2) và cỡ mẫu của các nghiên cứu dưới 50 người chiếm 61,5% (8). 12 nghiên cứu có độ tuổi mắc bệnh trung bình của những người tham gia là từ 50-60 tuổi 66,8%. Theo hệ thống phân giai đoạn của Krouse: bệnh nhân ở giai đoạn T1 chiếm 15,8% (127), giai đoạn T2 chiếm 39,8% (320), giai đoạn T3 chiếm 42% (338), giai đoạn T4 chỉ chiếm 2,4% (19). Kết quả điều trị bằng phẫu thuật nội soi: tỉ lệ tái phát chung là 13,1%, tỉ lệ này rất khác nhau giữa các nghiên cứu từ 0 đến 43,8% .5/13 nghiên cứu không ghi nhận xảy ra biến chứng do phẫu thuật nội soi, trong các nghiên cứu có xảy ra biến chứng tỉ lệ dao động từ 2,1% đến 7,7%, các biến chứng gặp phải theo thứ tự giảm dần: chảy máu mũi, sưng nề quanh hốc mắt, chảy nước mắt, không có biến chứng nặng như rò dịch não tủy.Thời gian tái phát trung bình từ 7,5 tháng đến 22 tháng với thời gian theo dõi trung bình từ 19 tháng đến 66 tháng, khuyến cáo cần theo dõi tối thiểu 5 năm (60 tháng).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lawson W, Ho BT, Shaari CM and Biller HF: Inverted papilloma: a report of 112 cases. Laryngoscope 105: 228-288,1995.
2. Hyams VJ: Papillomas of the nasal cavity and paranasal sinuses: a clinicopathological study of 315 cases. Ann Otol Rhinol Laryngol 80: 192-206,1971.
3. Krouse JH. Development of a staging system for inverted papilloma. Laryngoscope. 2000; 110 (6): 965-968. doi: 10.1097/00005537-200006000-00015.
4. Goudakos JK, Blioskas S, Nikolaou A, Vlachtsis K, Karkos P, Markou KD. Endoscopic resection of sinonasal inverted papilloma: systematic review and meta-analysis. Am J Rhinol Allergy. 2018;32(3):167–74.
5. Busquets JM, Hwang PH. Endoscopic resection of sinonasal inverted papilloma: a meta-nalysis. Otolaryngol Head Neck Surg. 2006; 134(3): 476482.doi:10.1016/j.otohns.2005.11.038