HIỆU QUẢ KHỬ KHUẨN ỐNG TỦY KHI ĐIỀU TRỊ NỘI NHA VỚI HỆ THỐNG ĐƠN TRÂM TỰ ĐIỀU CHỈNH

Thị Tường Vi Trần 1,, Ngọc Yến Thư Nguyễn 1, Văn Khoa Phạm 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả khử khuẩn ống tủy khi sửa soạn bằng hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh trên răng một ống tủy có tủy hoại tử sử dụng phương pháp sinh học phân tử. Phương pháp: Nghiên cứu in vivo, người đánh giá độc lập, thực hiện trên 15 bệnh nhân có răng một ống tủy, tủy hoại tử có chỉ định điều trị nội nha. Tất cả mẫu nghiên cứu được sửa soạn ống tủy bằng hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh kết hợp bơm rửa đồng thời với NaOCl 3%. Thu thập mẫu vi khuẩn trong ống tủy trước và sau sửa soạn bằng côn giấy để xét nghiệm realtime PCRđịnh lượng vi khuẩn toàn bộ. Kết quả: Trung bình nồng độ vi khuẩn trong mẫu vi sinh thu được từ ống tủy trước khi sửa soạn là 4,36 X 107 DU và sau khi sửa soạn là 1,51 X106 DU (1DU ~ 1-5 copies/ml). Sửa soạn ống tủy nhiễm khuẩn với hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh có hiệu quả giảm lượng vi khuẩn trong ống tủy có ý nghĩa thống kê (p <0,05; phép kiểm T-test bắt cặp). Tất cả các mẫu vi sinh sau khi sửa soạn ống tủy (S2) đều phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn bằng phương pháp sinh học phân tử. Kết luận: Hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh là công cụ hiệu quả trong loại bỏ vi khuẩn khỏi ống tủy nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, vì chưa thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn khi sửa soạn ống tủy nhiễm khuẩn với hệ thống đơn trâm tự điều chỉnh nên cần các chiến lược khử khuẩn bổ sung.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. De-Deus G., Souza E.M., Barino B. (2011). "The self-adjusting file optimizes debridement quality in oval-shaped root canals".J Endod, 37(5), pp. 701-5.
2. Machado M. E. L., Nabeshima C. K., Caballero-Flores H. (2017). "Instrument design may influence bacterial reduction during root canal preparation".Braz Dent J, 28(5), pp. 587-591.
3. Metzger Zvi (2014). "The self-adjusting file (SAF) system: An evidence-based update".Journal of conservative dentistry : JCD, 17(5), pp. 401-419.
4. Nathani T.I., Nathani A.I. , Pawar A.M. (2019). "Canal Transportation and Centering Ability in Long Oval Canals: A Multidimentional Analysis".J Endod, 45(10), pp. 1242-1247.
5. Neves M. A., Rôças I. N., Siqueira J. F. Jr. (2014). "Clinical antibacterial effectiveness of the self-adjusting file system".Int Endod J, 47(4), pp. 356-365.
6. Paqué F., Peters O.A. (2011). "Micro-computed tomography evaluation of the preparation of long oval root canals in mandibular molars with the self-adjusting file".J Endod, 37(4), pp. 517-21.
7. Rodrigues R. C., Antunes H. S., Neves M. A., et al. (2015). "Infection Control in Retreatment Cases: In Vivo Antibacterial Effects of 2 Instrumentation Systems".J Endod, 41(10), pp. 1600-5.
8. Siqueira J.F. Jr., Alves F.R., Almeida B.M. (2010). "Ability of chemomechanical preparation with either rotary instruments or self-adjusting file to disinfect oval-shaped root canals".J Endod, 36(11), pp. 1860-5.