KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Ngọc Sơn1,, Trần Chiến1, Nguyễn Ngọc Sơn2, Hoàng Văn Dung2, Vũ Hồng Ái2
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi (LMCXĐ) ở người cao tuổi và nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu 31 người bệnh gãy LMCXĐ được thay khớp háng bán phần chuôi dài không xi măng tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 84.03 ± 5.88 (74-99), nam/nữ là 1/2,44, 2 BN biến chứng gãy xương đùi. Đánh giá bằng thang điểm Harris sau 3 tháng là 9,7% rất tốt, 51,6% tốt, 29% trung bình, 9,7% kém. Kết luận: Thay khớp háng bán phần chuôi dài là một lựa chọn tốt với những BN gãy liên mấu chuyển xương đùi không vững >70 tuổi, loãng xương, nhiều bệnh nền phối hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Hồng Thiên Khanh và cs (2008). Thay chỏm lưỡng cực và kết hợp xương vùng mấu chuyển điều trị gãy liên mẫu chuyển không vững trên bệnh nhân lớn tuổi. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12(1):281-284.
2. Nguyễn Mạnh Khánh (2012). Thay khớp bán phần ở bệnh nhân gãy liên mấu chuyển không vững. Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam, 1:35-38.
3. Nguyễn Mạnh Linh (2020), Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần không xi măng điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở BN trên 80 tuổi, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Ngô Hoàng Viễn (2016), "Điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở BN lớn tuổi bằng phẫu thuật thay khớp háng lưỡng cực chuôi dài tại BV Thống nhất", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 6, tr. 82-85.
5. Vũ Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Hân (2021), "Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần không cemente điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi người cao tuổi tại bệnh viện Việt Đức năm 2017-2020", Tạp chí y học Việt Nam. 501, tr. 124-127
6. Khazi Syed Asif Hussain (2022), "Influence of Risk Factors and Comorbidities on Postoperative Complications and Outcomes after Hip Fracture Surgery in the Elderly ", J Orthop Spine Trauma. 8(4), tr. 118-124.
7. Shekhar Malve (2022), "Primary cementless bipolar long stem hemiarthroplasty for unstable osteoporotic intertrochanteric fracture in the elderly patients", International Journal of Orthopaedics Sciences tr. 262-266.
8. Gaski GE, Scully SP. In brief: classifications in brief: Vancouver classification of postoperative periprosthetic femur fractures. Clin Orthop Relat Res. 2011;469(5):1507-1510.
9. Green S.,MooreT.,Proano F. (1987). Bipolar prosthetic replacement for the management of unstable intertrochanteric hip fractures in the elderly.Clin Orthop, 224:167 - 177.
10. Philip C Noble (1988), The anatomic basic of femoral component design, tr 157-157.