ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG LÊN HUYẾT ĐỘNG CỦA NORADRENALIN KẾT HỢP VASOPRESSIN Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Lưu Quang Thùy1,, Phạm Văn Danh1
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lên huyết động khi kết hợp Noradrenalin (NE) với Vasopressin/ Terlipressin (AVP/TP) ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn (SNK). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, ngẫu nhiên, đơn trung tâm trên 29 bệnh nhân SNK, các bệnh nhân SNK dùng NE liều ≥ 0.1mcg/kg/phút trong 1 giờ liên tục sẽ được sử dụng AVP (0.03U/phút) hoặc TP ( 40mcg/h) truyền liên tục, NE nhãn mở chuẩn độ để đạt huyết áp mục tiêu. Các điểm cuối đánh giá là so sánh các chỉ số huyết động trước và sau khi phối hợp thuốc (AVP/TP) và tác dụng phụ ghi nhận. Kết quả: Sau khi phối hợp thuốc NE với AVP/TP, có sự cải thiện thông số huyết động bao gồm tăng huyết áp trung bình, giảm tần số tim, tăng chỉ số sức cản mạch hệ thống SVRI và giảm liều NE phải dùng. Tỉ lệ tác dụng phụ nghiêm trọng sau phối hợp AVP/TP là 6.8%, không khác biệt so với tỉ lệ tác dụng phụ ở các nghiên cứu dùng NE đơn độc trước đây (p=0.79). Kết luận: Phối hợp sớm NE với AVP/TP giúp cải thiện huyết động: tăng SVRI, tăng huyết áp trung bình, giảm tần số tim, và không có sự khác biệt về tỉ lệ gặp tác dụng phụ so với dùng NE đơn độc so với các nghiên cứu trước đây.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Liu V, Escobar GJ, Greene JD, et al. Hospital deaths in patients with sepsis from 2 independent cohorts. JAMA. 2014;312(1):90-92. doi:10.1001/ jama.2014.5804
2. Evans L, Rhodes A, Alhazzani W, et al. Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock 2021. Critical Care Medicine. 2021;49(11) :e1063. doi:10.1097/ CCM.0000000000005337
3. Leone M, Albanèse J, Delmas A, Chaabane W, Garnier F, Martin C. Terlipressin in catecholamine-resistant septic shock patients. Shock. 2004; 22(4): 314-319. doi:10.1097/ 01.shk.0000136097.42048.bd
4. Serpa Neto A, Nassar AP, Cardoso SO, et al. Vasopressin and terlipressin in adult vasodilatory shock: a systematic review and meta-analysis of nine randomized controlled trials. Critical Care. 2012;16(4):R154. doi:10.1186/cc11469
5. Liu ZM, Chen J, Kou Q, et al. Terlipressin versus norepinephrine as infusion in patients with septic shock: a multicentre, randomised, double-blinded trial. Intensive Care Med. 2018;44(11): 1816-1825. doi:10.1007/s00134-018-5267-9
6. O’Brien A, Clapp L, Singer M. Terlipressin for norepinephrine-resistant septic shock. The Lancet. 2002;359(9313):1210-1212. doi:10.1016/S0140-6736(02)08225-9
7. Morelli A, Ertmer C, Rehberg S, et al. Continuous terlipressin versus vasopressin infusion in septic shock (TERLIVAP): a randomized, controlled pilot study. Crit Care. 2009;13(4):R130. doi:10.1186/cc7990
8. Morelli A, Donati A, Ertmer C, et al. Effects of vasopressinergic receptor agonists on sublingual microcirculation in norepinephrine-dependent septic shock. Crit Care. 2011;15(5):R217. doi:10.1186/cc10453