KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA SINH VIÊN CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Đỗ Thị Thùy Vân1,, Việt Thị Minh Trang1,2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Hùng Vương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên cử nhân điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 393 nữ SV CNĐD từ năm 1 đến năm 4 trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch năm 2023 với bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: Tỷ lệ nữ SV có kiến thức đúng, thái độ tích cực và hành vi đúng về phòng UTCTC lần lượt là 26,7%; 83% và 15,8%. Nữ SV CNĐD năm 3 có kiến thức và hành vi tốt hơn nữ SV năm 1, 2 và 4 và không có sự khác biệt thái độ về phòng UTCTC của nữ SV CNĐD từ năm 1 đến năm 4. Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và hành vi phòng chống bệnh này. Kết luận và kiến nghị: Tỷ lệ nữ SV CNĐD có kiến thức và hành vi đúng về phòng UTCTC tương đối thấp nhưng thái độ tích cực về phòng bệnh lại khá cao. Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về bệnh UTCTC, tiêm vaccine phòng HPV và sàng lọc tế bào cổ tử cung định kỳ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2016), Dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 – 2025, ban hành kèm theo quyết định số 5420/QĐ-BYT ngày 23/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2. Nguyễn Thị Thúy Hạnh và cộng sự (2023), “Kiến thức, thái độ về phát hiện sớm UTCTC của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 521(2).
3. Lê Văn Hội (2020), Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vaccine phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối Y học dự phòng trường Đại học Y Hà Nội năm 2019, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Thị Bích Ngọc và cộng sự (2019), “Thực trạng kiến thức, thái độ về ung thư cổ tử cung và dự định phòng ngừa của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên năm 2018”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên 194(1), tr. 27-34
5. Bray, F., Ferlay, J., Soerjomataram, I., Siegel, R. L., Torre, L. A., & Jemal, A. (2018), “Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries”, CA: a cancer journal for clinicians, 68(6), pp. 394–424.
6. Khanna, D., Khargekar, N., & Budukh, A. (2019), “Knowledge, attitude, and practice about cervical cancer and its screening among community healthcare workers of Varanasi district, Uttar Pradesh, India”, Journal of family medicine and primary care, 8(5), pp. 1715-1719.
7. Shetty, S., Prabhu, S., Shetty, V., & Shetty,
A. K. (2019), “Knowledge, attitudes and factors associated with acceptability of human papillomavirus vaccination among undergraduate medical, dental and nursing students in South India”, Human vaccines & immunotherapeutics, 15(7-8), pp. 1656-1665.
8. Tsegaye, S., Mengistu, D., & Gultie, T. (2018), “Knowledge and attitude towards cervical cancer screening and associated factors among female Hawassa university college of medicine and health sciences students”, MOJ Public Health, 7(3), pp. 151-158
9. Usman, I. M., Chama, N., Aigbogun, E. O., Jr, Kabanyoro, A., Kasozi, K. I., Usman, C. O., Fernandez Diaz, M. E., Ndyamuhakyi, E., Archibong, V. B., Onongha, C., Ochieng, J. J., Kanee, R. B., & Ssebuufu, R. (2023), “Knowledge, Attitude, and Practice Toward Cervical Cancer Screening Among Female University Students in Ishaka Western Uganda”, International journal of women's health, 15, pp. 611-620.
10. World Health Organization (2022), Cervical cancer viewed 26 December 2022, available from: