KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA LỖ LIÊN HỢP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM L4-L5 CÓ DI TRÚ

Nguyễn Vũ Công Bảo Long1,, Nguyễn Lê Bảo Tiến2, Ngô Thanh Tú2, Nguyễn Viết Lực2, Phạm Hồng Phong2, Võ Văn Thanh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4-L5 có di trú bằng phương pháp nội soi qua lỗ liên hợp. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 30 bệnh nhân, với chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L45 di trú, được điều trị bằng phương pháp nội soi lấy thoát vị qua lỗ liên hợp tại khoa phẫu thuật cột sống, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2020 tới tháng 8/2022. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 2/1, độ tuổi trung bình 47.10 ± 13.16. Thời gian phẫu thuật trung bình là 84 ± 16.05 phút, lượng máu mất trung bình là


83.83 ± 24.06 mL, thời gian nằm viện trung bình là


3.1 ± 1.45 ngày. Kết quả sau điều trị theo tiêu chuẩn McNab đạt tốt trở lên ở 85.18% (23/27) với nhóm thoát vị xuống dưới, 66.67% (2/3) với nhóm thoát vị lên trên, 60% (6/10) với nhóm thoát vị xa, 95% (19/20) với nhóm thoát vị gần. Điểm VAS giảm từ 7.23


± 0.73 xuống còn 2.20 ± 0.67 tại thời điểm theo dõi cuối cùng sau mổ. Chỉ số ODI giảm từ 75.13 ± 10.67 xuống còn 17.50 ± 3.04 tại thời điểm theo dõi cuối cùng sau mổ. Có 1 trường hợp tê bì, giảm cảm giác chi dưới sau mổ nhưng triệu chứng cải thiện sau 6 tháng theo dõi. Kết luận: Nội soi lấy thoát vị qua lỗ liên hợp là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả với các trường hợp thoát vị L45 có di trú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn ngoại TĐhYHN. Bệnh Học Ngoại Khoa Thần Kinh. NXB Y học. 2020.
2. Fardon DF, Williams AL, Dohring EJ, Murtagh FR, Gabriel Rothman SL, Sze GK. Lumbar disc nomenclature: version 2.0: Recommendations of the combined task forces of the North American Spine Society, the American Society of Spine Radiology and the American Society of Neuroradiology. Spine J. 2014;14(11):2525-45.
3. Tuyên ĐT. Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4L5 bằng phẫu thuật nội



soi qua lỗ liên hợp. Đại Học Hà Nội. 2015.
4. Lee S, Kim SK, Lee SH, Kim WJ, Choi WC, Choi G, et al. Percutaneous endoscopic lumbar discectomy for migrated disc herniation: classification of disc migration and surgical approaches. Eur Spine J. 2007;16(3):431-7.
5. Maha AbdElfattah ME, Ali S. Khedr. Transforaminal Percutaneous Endoscopic Lumbar Discectomy in Caudal Migrated Lumbar Disc Herniations: A Case Series and Literature Review. Egyptian Spine Journal. 2022;41(1):11-8.
6. Choi G, Lee SH, Lokhande P, Kong BJ, Shim CS, Jung B, et al. Percutaneous endoscopic approach for highly migrated intracanal disc

herniations by foraminoplastic technique using rigid working channel endoscope. Spine (Phila Pa 1976). 2008;33(15):E508-15.
7. Do HM, Doan HT, Nguyen LH. 1 Year-follow-up of transforaminal surgical approach in the management of migrated disc herniation: a cross- sectional study. Ann Med Surg (Lond). 2023;85(8):3827-32.
8. Yin J, Jiang Y, Nong L. Transforaminal approach versus interlaminar approach: A meta- analysis of operative complication of percutaneous endoscopic lumbar discectomy. Medicine (Baltimore). 2020;99(25):e20709.