TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH PARKINSON ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2021 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Doãn Thị Huyền1,2,, Đồng Thị Hằng2, Ngô Thị Lộc2, Lê Thị Thúy Hằng2, Nguyễn Văn Thắng1
1 Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị thuốc (TTĐTT) của người bệnh (NB) Parkinson điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai và phân tích một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích thực hiện trên 160 NB Parkinson điều trị ngoại trú tại phòng khám chuyên khoa Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2021 đến 31/12/2021. Kết quả: Tỷ lệ TTĐTT tốt đạt 65% trong đó quên uống thuốc, uống thêm thực phẩm chức năng (TPCN) chiếm tỷ lệ lần lượt là: 65% và 20%. Tỷ lệ bỏ bớt thuốc chiếm 20% và bỏ điều trị chiếm 33,1%. L do chính của TTĐTT không tốt là: nhiều loại thuốc; để dành thuốc phòng khi


không có; đi xa không mang theo thuốc; uống không đúng giờ, quên lượt uống thuốc, không có người nhắc, sợ uống kéo dài gây độc hại; không có khả năng chi trả. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với TTĐTT bao gồm: số lượng thuốc < 3 loại (OR=2,4), khả năng tự sinh hoạt (OR=3,1), mức độ bệnh/điểm vận động theo thang điểm MDS-Unified Parkinson's Disease Rating Scale (MDS-UPDRS) từ bình thường đến nhẹ (OR=3,4) và có bảo hiểm y tế-BHYT (OR=2,5). Các yếu tố giới tính, tuổi, thời gian mắc bệnh, số lần sử dụng thuốc không liên quan có ý nghĩa thống kê đến TTĐTT của NB. Kết luận: Tỷ lệ TTĐTT tốt của NB Parkinson chưa cao (65%), trong đó 65% quên thuốc, 33,1% bỏ điều trị, 20% bỏ bớt thuốc và 20% uống thêm thực phẩm chức năng (TPCN). Số loại thuốc uống, có khả năng tự sinh hoạt được, mức độ bệnh/điểm vận động theo thang điểm MDS-UPDRS và có BHYT là những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến TTĐTT. Cần tăng cường hướng dẫn, tư vấn cho NB và áp dụng các biện pháp can thiệp để tăng cường sự tuân thủ như: nhắc uống thuốc, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ BHYT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đại học Y Hà Nội (2021), Bài Giảng Thần Kinh, Nhà Xuất Bản Y Học.
2. Nguyễn Thị Ngọc Quý (2019). Khảo sát tình hình sử dụng thuốc và đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa trung ương. Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.
3. De Lau, L. M. and Breteler, M. M. (2006). Epidemiology of Parkinson's disease, Lancet Neurol. 5(6), pp. 525-35.
4. Macleod, A. D., Taylor, K. S. and Counsell, C.
E. (2014). Mortality in Parkinson's disease: a systematic review and meta-analysis. Mov Disord. 29(13), pp. 1615-22.
5. Malek, N. and Grosset, D. G. (2015). Medication adherence in patients with Parkinson's disease", CNS Drugs. 29(1), pp. 47-53.
6. Shin, J. Y. and Habermann, B. (2016). Medication Adherence in People With Parkinson Disease, J Neurosci Nurs. 48(4), pp. 185-94.
7. Straka, I., Minar, M., Gazova, A. et al (2018). Clinical aspects of adherence to pharmacotherapy in Parkinson disease: A PRISMA-compliant systematic review. Medicine (Baltimore). 97(23), pp. e10962.
8. Sveinbjornsdottir, S. (2016). The clinical symptoms of Parkinson's disease. J Neurochem. 139 Suppl 1, pp. 318-324.