KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH VỀ VẮC XIN CÚM MÙA CỦA PHỤ NỮ MANG THAI - CÓ CON DƯỚI 1 TUỔI TẠI 2 XÃ, PHƯỜNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN, TỈNH THANH HOÁ NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Cao Thị Hồng1,, Nguyễn Đăng Vững2, Phạm Thị Thu Trang2, Trịnh Ngọc Diệp2, Trần Thị Lan3
1 Trung tâm Y tế Thành phố Sầm Sơn
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Trường đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về vắc xin cúm mùa của phụ nữ mang thai, có con dưới 1 tuổi tại 2 xã, phường thành phố Sầm Sơn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 256 phụ nữ mang thai có con dưới 1 tuổi tại phường Quảng Tiến và xã Quảng Đại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa ở phụ nữ mang thai – có con dưới 1 tuổi là 31,25%. Các yếu tố nghề nghiệp, tình trạng sức khoẻ có mối liên quan đến kiến thức về bệnh cúm, vắc xin cúm mùa (p<0,05). Các yếu tố trình độ học vấn có mối liên quan đến thái độ tiêm vắc xin cúm mùa (p<0,05). Các yếu tố trình độ học vấn, nghề nghiệp, tiền sử mắc cúm, phụ nữ mang thai là đối tượng nguy cơ cao mắc cúm có mối liên quan đến tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm mùa (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ tiêm vác xin cúm mùa còn thấp. Chính quyền và y tế cần đưa ra các chính sách quốc gia về sử dụng vắc xin cúm mùa cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và có các biện pháp tăng các yếu tố liên quan, tăng tỷ lệ tiêm vắc xin cúm mùa cho phụ nữ tuổi sinh đẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Khuyến cáo phòng chống cúm mùa. Khuyến cáo phòng chống cúm mùa. Published 2018. Accessed May 16, 2022.
https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-chong- cum-mua-nd14716.html
2. Nam HY học dự phòng V. Đặc điểm dịch tễ học bệnh cúm mùa tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2013. Accessed May 16, 2022.
http://www.tapchiyhocduphong.vn/tap-chi-y-hoc- du-phong/2015/03/dac-diem-dich-te-hoc-benh- cum-mua-tai-viet-nam-giai-doan-2006-2013- o81E20223.html
3. Trần Thị Phương Hoa. Kiến thức và thực hành tiêm phòng vắc xin cúm mùa của nữ tuổi sinh đẻ và một số yếu tố liên quan tại quận Đống đa, Hà



nội năm 2016.
4. Arriola CS, Vasconez N, Thompson M, et al. Factors associated with a successful expansion of influenza vaccination among pregnant women in Nicaragua. Vaccine. 2016; 34(8): 1086-1090. doi: 10.1016/j.vaccine.2015.12.065
5. Yamada T, Abe K, Baba Y, et al. Vaccination during the 2013–2014 influenza season in pregnant Japanese women. Eur J Clin Microbiol Infect Dis. 2015;34(3): 543-548. doi: 10.1007/ s10096-014-2259-8
6. Nguyễn Thị Ngân. Kiến thức, thái độ thực hành về vắc xin cúm mùa và một số yếu tố liên quan của bắc sĩ một số bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. Published online 2015.
7. Kang BS, Lee SH, Kim WJ, Wie JH, Park IY,

Ko HS. Influenza vaccination during pregnancy and influencing factors in Korea: A multicenter questionnaire study of pregnant women and obstetrics and gynecology doctors. BMC Pregnancy Childbirth. 2021;21(1): 511. doi: 10.1186/s12884-021-03984-2
8. Brydak LB, Nitsch-Osuch A. Vaccination against influenza in pregnant women. Acta Biochim Pol. 2014; 61(3). doi: 10.18388/ abp.2014_1880
9. Blondel B, Mahjoub N, Drewniak N, Launay O, Goffinet F. Failure of the vaccination campaign against A(H1N1) influenza in pregnant women in France: Results from a national survey. Vaccine. 2012;30(38): 5661-5665. doi: 10.1016/ j.vaccine.2012.06.077