NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG TỔN THƯƠNG GAN DO THUỐC TẠI TRUNG TÂM TIÊU HÓA GAN MẬT - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Thị Phương Nga1,, Nguyễn Công Long2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và khảo sát thuốc gây tổn thương gan ở bệnh nhân tổn thương   gan do thuốc tại Trung tâm tiêu hóa- Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 50 bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương gan do thuốc điều trị nội trú tại Trung tâm Tiêu hóa gan mật- Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2022 đến tháng hết tháng 7 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 44/56 (%), Tuổi trung bình: 56.1±13.1. Lí do vào viện nhiều nhất là vàng da (60%) và mệt mỏi (22%). Triệu chứng lâm sàng hay gặp là mệt mỏi (96%) và hoàng đảm (78%). AST/ALT trung bình: 624 ± 619/870 ± 830 (UI/ml), Bilirubin toàn phần trung bình:196.6


±146.9 µmol/l, bệnh nhân có chỉ số PT< 70 %: 30%, bệnh nhân có INR ≥ 1.5: 20%. Thể bệnh: hoại tử/ứ mật/hỗn hợp: 70/16/14 (%). Mức độ bệnh: nhẹ/trung bình/nặng/suy gan cấp/nguy kịch: 18/8/60/12/2 (%). Nguyên nhân DILI: thuốc y học cổ truyền/thuốc tây y/thực phẩm chức năng là: 50/44/6 (%). Các loại thuốc/nhóm thuốc tây y gây DILI: Paracetamol/chống viêm tác dụng kéo dài hoặc điều hòa miễn dịch/ chống lao/rối loạn chuyển hóa lipid máu/kháng nấm/chế phẩm sinh học/ Amoxicilin-clavunic, kết hợp Paracetamol, Esomeprazole/ NSAID+Paracetamol/ Thyrozole là: 4/4/3/3/2/2/2/1/1.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stephens C, Robles-Diaz M, Medina-Caliz I, et al. Comprehensive analysis and insights gained from long-term experience of the Spanish DILI




Registry. J Hepatol. 2021;75(1):86-97. doi:10.1016/j.jhep.2021.01.029
2. Drugs and the liver: Metabolism and mechanisms of injury - UpToDate. Accessed June 22, 2022. https://www.uptodate.com/ contents/drugs-and-the-liver-metabolism-and- mechanisms-of-injury?search= dili&source=search_result&selectedTitle=3~150& usage_type=default&display_rank=3
3. Phùng Thị Hằng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học của tổn thương gan do thuốc. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội. 2011. Published online 2011.
4. Björnsson ES, Bergmann OM, Björnsson HK, Kvaran RB, Olafsson S. Incidence, presentation, and outcomes in patients with drug- induced liver injury in the general population of

Iceland. Gastroenterology. 2013;144(7):1419- 1425, 1425.e1-3; quiz e19-20. doi: 10.1053/
j.gastro.2013.02.006
5. T S, Y L, J S, et al. Incidence and Etiology of Drug-Induced Liver Injury in Mainland China. Gastroenterology. 2019; 156(8). doi: 10.1053/ j.gastro. 2019.02.002
6. Lee BM, Lee WC, Jang JY, et al. Clinical Features of Drug-induced Liver Injury According to Etiology. J Korean Med Sci. 2015;30(12):1815. doi:10.3346/jkms.2015.30.12.1815
7. Yu Y cheng, Mao Y min, Chen C wei, et al. CSH guidelines for the diagnosis and treatment of drug-induced liver injury. Hepatol Int. 2017;11(3): 221-241. doi: 10.1007/ s12072-017-9793-2
8. Katarey D, Verma S. Drug-induced liver injury. Clin Med Lond Engl. 2016;16(Suppl 6):s104-s109. doi:10.7861/clinmedicine.16-6-s104