NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP, ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NANG NHẤT GAN LINH TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Đinh Quốc Hưng1, Phạm Xuân Phong1,, Hà Xuân Minh1, Trần Thị Thu Hiền1, Nguyễn Khánh Linh1, Chử Văn Mến2
1 Viện Y học Cổ truyền Quân đội
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn trên động vật thực nghiệm của viên nang Nhất gan linh. Phương pháp nghiên cứu: xác định LD50 của viên nang Nhất gan linh bằng đường uống trên chuột nhắt trắng chủng Swiss theo phương pháp Litchfield – Wilcoxon và hướng dẫn của WHO. Xác định độc tính bán trường diễn của viên nang Nhất gan linh theo hướng dẫn của WHO và Bộ Y tế trên thỏ chủng New Zealand White: 30 thỏ được chọn chia làm 3 lô mỗi lô 10 con; lô chứng uống nước cất, lô thử 1


 


 


 


uống Nhất gan linh liều 300mg/kg/24h, lô thử 2 uống Nhất gan linh liều 900mg/kg/24h trong thời gian 12 tuần liên tục. Kết quả: Chưa xác định được LD50 của viên nang Nhất gan linh ở mức liều cao nhất có thể cho chuột uống. Thỏ uống viên nang Nhất gan linh trong 12 tuần với 2 liều 300 mg/kg/24giờ và 900 mg/kg/24giờ không làm ảnh hưởng đến tình trạng chung, mức độ tăng trọng lượng cơ thể; không thấy có ảnh hưởng đến chức năng tạo máu, chức năng gan và chức năng thận với hình thái chức năng gan và thận bình thường. Kết luận: viên nang Nhất gan linh là an toàn, không gây độc tính cấp và bán trường diễn trên động vật thực nghiệm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Trung Đàm (2014). Phương pháp xác định độc tính của thuốc, NXB Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV, Phụ lục thử độc tính bất thường (13.5- PL257), NXB Y học, Hà Nội.
3. Cục Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, Hướng dẫn kèm theo quyết định 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015 của Cục Khoa học và Đào tạo - Bộ Y tế.
4. Viện Dược liệu - Bộ Y tế (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng của thuốc từ thảo dược, NXB Y học, Hà Nội.
5. OECD (2018), Repeated Dose 90 Days Oral Toxicity Study in Rodents, Guidelines for the testing of chemicals (408).