ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN XỬ LÝ GIÁC QUAN Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ DƯỚI 15 TUỔI

Phạm Thu Thủy 1,, Nguyễn Hoài Nam 1, Vũ Thị Bích Hạnh 2,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng rối loạn xử lý giác quan ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ dưới 15 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 75 trẻ rối loạn phổ tự kỷ dưới 15 tuổi trong năm 2023 tại Bệnh viện Nhi Trung ương Kết quả: Có 63 trẻ (84%) có ít nhất một rối loạn xử lý giác quan (RLXLGQ), trong đó 23 trẻ (30,7%) mắc rối loạn ở 3 giác quan trở lên. Rối loạn xử lý vận động chiếm tỷ lệ cao nhất (53,3%) trong đó 48% rối loạn mức độ nhẹ, 5,3% rối loạn mức độ nặng tiếp theo là rối loạn xúc giác và cảm thụ bản thể. Số trẻ có mẫu cảm giác Ghi nhận chiếm tỷ lệ cao nhất (52%). Có 22 trẻ (29,3%) không thuộc mẫu cảm giác nào và 7 trẻ (9,3%) thuộc cả 4 mẫu cảm giác. Trẻ tự kỷ có mức độ nặng hơn (CARS ≥ 37 điểm) có tỷ lệ mắc RLXLGQ cao hơn. Kết luận: RLXLGQ gặp phổ biến ở trẻ RLPTK và mỗi trẻ có thể nằm trong nhiều mẫu cảm giác khác nhau. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn về RLXLGQ ở nước ta và đưa ra phương pháp can thiệp sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Mai Hương, Thành Ngọc Minh, Nguyễn Thi Thanh Mai, Nguyễn Thị Hồng Thuý, Đào Thị Thuỷ (2019). Khảo sát mô hình bệnh tật tại phòng khám ngoại trú khoa tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương từ 2016 đến 2018. Tạp Chí Nghiên Cứu Và Thực Hành Nhi Khoa, tháng 2 năm 2019.
2. Thành Ngọc Minh, Mai Thị Xuân Thu, Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng Thuý (2018). Đặc điểm những rối loạn điều hòa cảm giác ở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tạp Chí Y học Việt Nam, tập 473 số tháng 11, số chuyên đề năm 2018 (79-89).
3. Nguyễn Thế Tài, Nguyễn Doãn Phương (2022). Đặc điểm lâm sàng rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Tạp Chí Y Học Việt Nam, tập 519 số 2 tháng 10 năm 2022
4. Khan N.Z., Gallo L.A., Arghir A., et al. (2012). Autism and the grand challenges in global mental health. Autism Res Off J Int Soc Autism Res, 5(3), 156–159.
5. Data and Statistics on Autism Spectrum Disorder CDC. Centers for Disease Control and Prevention.
6. Tomchek S.D. and Dunn W. (2007). Sensory processing in children with and without autism: a comparative study using the short sensory profile. Am J Occup Ther Off Publ Am Occup Ther Assoc, 61(2), 190–200.
7. Maenner M.J., Shaw K.A., Bakian A.V., et al. (2021). Prevalence and Characteristics of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years — Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, United States, 2018. MMWR Surveill Summ, 70(11), 1–16.
8. Little L.M., Dean E., Tomchek S.D., et al. (2017). Classifying sensory profiles of children in the general population. Child Care Health Dev, 43(1), 81–88.