ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE TRÊN BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN: NGHIÊN CỨU CẮT NGANG TẠI HẢI DƯƠNG, VIỆT NAM

Trương Phi Hùng1,2,, Trần Thị Hiền3
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
3 Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Suy tim hiện đang là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, liên quan đến gánh nặng đáng kể về tình trạng suy giảm sức khỏe, tỷ lệ tử vong và chi phí chăm sóc y tế. Vì hầu hết các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân suy tim mạn đã công bố được tiến hành tại các quốc gia phát triển. Dữ liệu về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim tại Việt Nam còn hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe bằng thang điểm SF36 trên bệnh nhân suy tim mạn ngoại trú tại trung tâm tim mạch bệnh viện tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Đối tượng: Bệnh nhân suy tim điều trị ngoại trú tại Trung Tâm Tim Mạch tỉnh Hải Dương từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 140 bệnh nhân được nhận nghiên cứu, tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 56,3 ± 8,5, tỉ lệ nam:nữ  là 1,59:1. Chất lượng cuộc sống giảm ở tất cả các lĩnh vực sức khoẻ thể chất và tâm thần với số điểm lần lượt là 44,3 (30,5 - 52,1) và 46,9 (32,1 - 58,8). Điểm số ở hầu hết các lĩnh vực không có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi và chức năng co bóp thất trái. Lĩnh vực cảm nhận sức sống thấp hơn có ý nghĩa thống kê ở giới nữ so với nam giới với điểm số lần lượt là 40 (35 - 50) và 45 (35 - 55) với p = 0,046. Lĩnh vực hoạt hoạt động chức năng ở nhóm người bệnh ≥ 60 tuổi có điểm thấp hơn nhóm người bệnh < 60 tuổi với p = 0,022. Ở lĩnh vực giới hạn tâm lý, nhóm người bệnh suy tim phân suất tống máu giảm có điểm số thấp hơn nhóm suy tim phân suất tống máu bảo tồn với p = 0,038. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân suy tim mạn giảm có ý nghĩa ở các lĩnh vực liên quan đến thể chất và tâm thần.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Savarese G, Lund LH. Global Public Health Burden of Heart Failure. Cardiac failure review. Apr 2017;3(1):7-11. doi:10.15420/cfr.2016:25:2
2. Salyer J, Flattery M, Lyon DE. Heart failure symptom clusters and quality of life. Heart & lung : the journal of critical care. Sep-Oct 2019;48(5):366-372. doi:10.1016/j.hrtlng.2019.05.016
3. Heo S, Lennie TA, Okoli C, Moser DK. Quality of life in patients with heart failure: ask the patients. Heart & lung: the journal of critical care. Mar-Apr 2009;38(2):100-8. doi:10.1016/j.hrtlng.2008.04.002
4. Fotos NV, Giakoumidakis K, Kollia Z, et al. Health-related quality of life of patients with severe heart failure. A cross-sectional multicentre study. Scandinavian journal of caring sciences. Sep 2013;27(3):686-94. doi:10.1111/j.1471-6712.2012.01078.x
5. Ware JE, Jr., Sherbourne CD. The MOS 36-item short-form health survey (SF-36). I. Conceptual framework and item selection. Medical care. Jun 1992;30(6):473-83.
6. Nguyễn Thị Thúy Minh, Châu Ngọc Hoa. Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy tim. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(1):140-144.
7. Saccomann IC, Cintra FA, Gallani MC. Health-related quality of life among the elderly with heart failure: a generic measurement. Sao Paulo medical journal = Revista paulista de medicina. Jul 2010;128(4):192-6. doi:10.1590/s1516-31802010000400003
8. Moradi M, Daneshi F, Behzadmehr R, Rafiemanesh H, Bouya S, Raeisi M. Quality of life of chronic heart failure patients: a systematic review and meta-analysis. Heart failure reviews. Nov 2020;25(6):993-1006. doi:10.1007/s10741-019-09890-2