ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THANG ĐIỂM QOLIE – 31

Phan Tiến Lộc 1,, Nguyễn Công Hoan 2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Động kinh là bệnh lý mạn tính của não, đặc trưng bởi xu hướng tái phát các cơn động kinh, chiếm khoảng một phần tư trong tổng số các bệnh lý thần kinh, loại bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh. Việc xác định một số yếu tố liên quan CLCS người bệnh động kinh góp phần quan trọng trong việc can thiệp nâng cao CLCS của người bệnh. Mục tiêu: Ứng dụng thang điểm QOLIE – 31 để đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh động kinh điều trị nội trú tại trung tâm Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 người bệnh động kinh điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Kết quả: Có 34 bệnh nhân nam (56,7%) và 26 bệnh nhân nữ (43,3%) với độ tuổi trung bình 41,93 ± 15,75 tuổi. Trung bình tổng điểm QOLIE-31 là 56,53 ± 13,60. Trung bình tổng điểm QOLIE – 31 của các người bệnh nam giới là 57,82, nữ giới là 54,85, khác biệt không có ý nghĩa thống kê do p > 0,05. Nhóm người bệnh dưới 40 tuổi có điểm CLCS cao hơn 8,12 điểm so với nhóm trên 40 tuổi. Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn đại học và sau đại học có chất lượng sống tốt nhất. Tần suất cơn động kinh và phác đồ điều trị có ảnh hưởng tới điểm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không có sự khác biệt về tổng điểm QOLIE – 31 giữa các loại cơn động kinh khác nhau. Kết luận: Trong nghiên cứu này, trung bình tổng điểm QOLIE – 31 của các đối tượng nghiên cứu là 56,53 ± 13,60 điểm. Các yếu tố tuổi, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tần suất cơn động kinh và phác đồ điều trị có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng cuộc sống người bệnh động kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quang Cường (2009), Chẩn đoán động kinh. Nhà xuất bản Y học.
2. Nguyễn Văn Hướng (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn nhận thức và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân động kinh là người trưởng thành. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường đại học Y Hà Nội.
3. Christensen J., et al.(2005), Gender differences in epilepsy. Epilepsia. 46(6): p. 956-60.
4. Nguyễn Thị Hồng Phấn (2020), Chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân động kinh. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Shetty P.H., et al. (2011), Quality of life in patients with epilepsy in India. J Neurosci Rural Pract. 2(1): p. 33-8.
6. Baker G.A., et al. (2005), Quality of life of people with epilepsy in Iran, the Gulf, and Near East. Epilepsia. 46(1): p. 132-40.
7. Ashjazadeh N., et al. (2014), Comparison of the health-related quality of life between epileptic patients with partial and generalized seizure. Iran J Neurol. 13(2): p. 94-100.