ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ HORMON TUYẾN CẬN GIÁP VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Phạm Văn Mỹ 1, Hoàng Huy Trường 1,, Ngô Đồng Dũng 2
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM
2 Bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cường chức năng tuyến cận giáp là một biến chứng quan trọng ở bệnh nhân bệnh thận mạn và tồn tại sau ghép thận gây bệnh xương sau ghép, có ảnh hưởng đến chức năng thận ghép và là nguy cơ bệnh tim mạch sau ghép. Mục tiêu: Khảo sát nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh và tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh với một số yếu tố ở bệnh nhân ghép thận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang 234 bệnh nhân ghép thận, theo dõi định kỳ tại Bệnh Viện Nhân Dân 115. Thu thập số liệu về nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh và một số đặc điểm của bệnh nhân sau ghép từ tháng 08/2020 đến 08/2021. Kết quả: Tổng số 234 bệnh nhân, tuổi trung bình: 49,51±11,68 tuổi, bệnh nhân nam là 172 (73,5%), độ lọc cầu thận trung bình: 70,05±16,29 ml/phút/1,73 m2. Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 1T là 24 (10,3%), giai đoạn 2T là 157 (67,1%), giai đoạn 3T là 50 (21,4%), giai đoạn 4T là 3 (1,3%) và không có bệnh nhân nào giai đoạn 5T. Thời gian lọc máu trước ghép trung bình là 28,2 ± 26,4 tháng (03 - 150), thời gian ghép thận trung bình: 54,6 ± 42,8 (3 - 216). 17,9% BN có nồng độ PTH huyết thanh bình thường, 82,1% bệnh nhân tăng hormon tuyến cận giáp và không bệnh nhân nào có nồng độ hormon tuyến cận giáp thấp hơn bình thường. Trong nhóm BN tăng PTH có 63% tăng PTH mức độ nhẹ, 27,6% tăng PTH mức độ trung bình, 9,4% tăng PTH mức độ nặng. Nồng độ hormon tuyến cận giáp không có liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian lọc máu trước ghép, thời gian ghép thận và độ lọc cầu thận. Kết luận: 82,1 % bệnh nhân tăng hormon tuyến cận giáp huyết thanh. Không có mối liên quan giữa nồng độ hormon tuyến cận giáp huyết thanh với thời gian lọc máu trước ghép, thời gian ghép thận và độ lọc cầu thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Toản, Bùi Văn Mạnh, (2013), "Nồng độ hormon TCG ở bệnh nhân ghép thận tại Bệnh Viện Quân Y 103", Tạp chí Y Dược Học Quân Sự số chuyên đề ghép tạng, pp. 77-82.
2. Nguyễn Thị Kim Thủy, (2011), "Nồng độ Ca, P, hormon tuyến cận giáp huyết thanh và tình trạng loãng xương ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ", Tạp chí Y học Thực hành, 771 (6) pp. 25-35.
3. Nguyễn Hoàng Thanh Vân, (2015), Nghiên cứu nồng độ beta-crosslaps, hormon tuyến cận giáp huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế, pp. 30-35.
4. Amin T, Coates P T, Barbara J, Hakendorf P, et al, (2016), "Prevalence of Hypercalcaemia in a Renal Transplant Population: A Single Centre Study", Int J Nephrol, 2016 pp. 7126290.
5. Amin T, Coates P T, Barbara J, Hakendorf P, et al, (2016), "Prevalence of hypercalcaemia in a renal transplant population: a single centre study", International journal of nephrology, 2016 pp.
6. Botha J, Botha J, (1997), "Parathyroid function after successful renal transplantation", South African Journal of surgery Suid-afrikaanse Tydskrif vir Chirurgie, 35 (3), pp. 113-116.
7. Douthat W G, Chiurchiu C R, Massari P U, (2012), "New options for the management of hyperparathyroidism after renal transplantation", World Journal of Transplantation, 2 (3), pp. 41.
8. Ibrahim O A, Modawe G A, AbdElkarim A, (2016), "Assessment of calcium phosphorus and parathyroid hormone in sudanese patient with renal transplantation", J Med Biol Sci Res, 2 pp. 1-4.
9. Kalokola F M. Serum calcium, phosphate and parathyroid hormone levels in kidney transplant recipients: University of Nairobi, 2014.
10. Marcén R, Ponte B, Rodríguez-Mendiola N, Rodriguez A F, et al. Secondary hyperparathyroidism after kidney transplantation: a cross-sectional study. Transplantation proceedings 2009;2391-2393.