MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN NHIỄM GIUN ĐƯỜNG TIÊU HOÁ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Phan Tấn An 1,, Nguyễn Hoàng Chương 1, Đoàn Thị Kiều Nga 2, Phạm Thị Thanh Vân 1, Tăng Tuấn Hải 3, Nguyễn Thị Thảo Vy 4, Võ Trịnh Hà Nguyên 5
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Trưng Vương
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
5 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhiễm giun đường tiêu hoá là một vấn đề sức khoẻ diễn tiến âm thầm nhưng dai dẳng trong cộng đồng. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và huyết học của bệnh nhân nhiễm giun đường tiêu hoá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang trên 77 bệnh nhân nhiễm giun tại Trung tâm Y tế Thuận An, tỉnh Bình Dương (09/2019 – 04/2020). Bệnh nhân được xác định nhiễm giun bằng soi tươi phân trực tiếp, kỹ thuật Willis và nuôi cấy Sasa; định loài giun bằng quan sát hình thể ấu trùng. Dữ liệu được xử lý bằng SPSS 25. Kết quả: Trong 77 bệnh nhân, nhiễm giun lươn chiếm 64,9% (50/77 ca), trong khi nhiễm giun móc chiếm 29,9% (23/77 ca) và 4 trường hợp đồng nhiễm (5,2). Chỉ có 12 bệnh nhân có triệu chứng tiêu hoá (15,6%). Kết quả huyết học cho thấy thiếu máu xuất hiện ở 13 trường hợp (16,9%); không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thông số bạch cầu giữa nhiễm giun móc và giun lươn (p > 0,05). Kết luận: nhiễm giun lươn chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh nhân nhiễm giun đường tiêu hoá và triệu chứng nhiễm giun khác biệt theo từng cá thể.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2021). “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam”. Số 1744/QĐ-BYT; 38 trang.
2. Phùng Thị Thanh Thuý, Lê Thành Đồng và cs. (2019). “Tỉ lệ nhiễm giun, sán ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng và hiệu quả của các biện pháp phòng chống giun, sán dựa vào cộng đồng”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 23 (số 5):106–114.
3. Bộ Y tế (2021). Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Số 1745/QĐ-BYT; 39 trang.
4. Kuang F. L. (2020). “Approach to the patient with eosinophilia”. Med Clin North Am. 104(1):1–14. doi:10.1016/j.mcna.2019.08.005
5. Buonfrate D., Fittipaldo A. và cs. (2021). “Clinical and laboratory features of Strongyloides stercoralis infection at diagnosis and after treatment: a systematic review and meta-analysis”. Clin Microbiol Infect.;27(11):1621–1628. doi:10.1016/j.cmi.2021.07.016
6. Fleitas P. E., Kehl S. D. và cs. (2022). “Mapping the global distribution of Strongyloides stercoralis and hookworms by ecological niche modeling”. Parasit Vectors. 15(1):197. doi:10.1186/s13071-022-05284-w
7. Hu Z., Chen H. và cs. (2019). “Correlation between hematological parameters and ancylostomiasis: A retrospective study”. J Clin Lab Anal. 33(3):e22705. doi:10.1002/jcla.22705
8. Sakyi S. A., Amoani B. và cs. (2022). “Assessing the role of eosinophil-mediated immune response markers in detecting hookworm infection: A case-control study in Kintampo, Ghana”. Health Science Reports. 5(4):e674. doi:10.1002/hsr2.674