ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN HẠ KALI MÁU TẠI KHOA NỘI TIẾT - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân thường gặp của các bệnh nhân hạ kali máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả loạt ca bệnh cắt ngang trên 65 bệnh nhân được chẩn đoán xác định hạ kali máu từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023 tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường, bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: tỷ lệ bệnh nhân nữ là 63,1%, tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ là 1:1.6, tuổi trung bình của các bệnh nhân là 47,1 ± 16,2 tuổi, nhóm tuổi 30-45 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất. Có 55,4% bệnh nhân chẩn đoán hạ kali máu lần đầu. Các lí do vào viện thường gặp nhất là yếu liệt chi chiếm 46,2%, tiếp đến là tê bì 10,8%, mệt mỏi 10,8%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là: yếu liệt chi chiếm 38,5%, tê bì 21,5%, đau mỏi cơ 10,8%, nôn buồn nôn 9,2%, co thắt cơ 7,7%, trướng bụng 1,5%, táo bón 1,5%. Nồng độ kali máu trung bình là 2,41 ± 0,47 mmol/l, mức độ hạ kali máu nhẹ chiếm 10,8%, trung bình 41,5%, nặng 47,7%, nhóm bệnh nhân biến đổi trên điện tâm đồ chiếm 66,2% với nồng độ kali máu trung bình 2,31 ± 0,44 mmol/l có khác biệt với nồng độ kali máu trung bình ở bệnh nhân không biến đổi điện tim, rối loạn nhịp tim chiếm 9,2%. Các nguyên nhân thường gặp: cường aldosterone tiên phát có tỷ lệ cao nhất với 38,5%, tiếp đến là basedow chiếm 16,9%, dùng các thuốc gây mất kali chiếm 15,4%. Kết luận: Hạ kali máu thường gặp ở bệnh nhân nữ giới, nhóm tuổi lao động, vào viện trong bệnh cảnh lâm sàng hạ kali máu nặng với nhiều triệu chứng gợi ý đến tình trạng hạ kali máu. Phần lớn các bệnh nhân nhập viện điều trị đều có hạ kali ở mức độ trung bình và nặng. Bệnh gây nên nhiều biến đổi điện tim và nguy cơ rối loạn nhịp tim khá cao. Các nguyên nhân gây hạ kali máu thường gặp nhất là cường aldosterone tiên phát, basedow, dùng thuốc gây hạ kali.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Elliott TL, Braun M. Electrolytes: Potassium Disorders. FP Essent. 2017;459:21-28.
3. Marti G, Schwarz C, Leichtle AB, et al. Etiology and symptoms of severe hypokalemia in emergency department patients. European Journal of Emergency Medicine. 2014;21(1):46-51. doi:10.1097/MEJ.0b013e3283643801
4. Nilsson E, Gasparini A, Ärnlöv J, et al. Incidence and determinants of hyperkalemia and hypokalemia in a large healthcare system. International Journal of Cardiology. 2017;245: 277-284. doi:10.1016/ j.ijcard.2017. 07.035
5. Makinouchi R, Machida S, Matsui K, Shibagaki Y, Imai N. Severe hypokalemia in the emergency department: A retrospective, single-center study. Health Science Reports. 2022;5(3): e594. doi:10.1002/hsr2.594
6. Nguyễn Thị Thùy Ngân, Tô Thị Thu, Lê Huy Hoàng. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân gây hạ kali máu tại khoa Thận - Nội tiết bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệt. Published online November 2017:155-159.
7. Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Khoa Diệu Vân. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các nguyên nhân gây hạ kali máu tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường bệnh viện Bạch Mai. Published online 2014. Accessed July 6, 2022.
8. Osadchii OE. Mechanisms of hypokalemia-induced ventricular arrhythmogenicity. Fundamental & Clinical Pharmacology. 2010; 24(5): 547-559. doi: 10.1111/j.1472-8206.2010. 00835.x