VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2022 - 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 364 bệnh nhân thở máy trong đó có 107 bệnh nhân VPLQTM từ 1/2021 đến 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 52,4±17,5 tuổi. Tỉ lệ mắc VPLQTM là 29,4% với tần suất là 38,1/1000 ngày thở máy. Thời gian xuất hiện VPLQTM trung bình là 7,0 ± 4,0 ngày, VPLQTM muộn chiếm 72,9%. Triệu chứng lâm sàng thường gặp khi xuất hiện VPLQTM là sốt ≥ 38℃ (87,9%), ran phổi (100%), thở nhanh (94,4%). Điểm CPIS trung bình 9,1±1,6. Triệu chứng cận lâm sàng khi xuất hiện VPLQTM là bạch cầu máu tăng trên 12 G/L (60,7%), Pro-calcitonin máu tăng trên 0,5ng/mL (77,6%) và có hình ảnh X-Quang phổi thâm nhiễm lan toả (60,7%) và đông đặc phổi (39,3%). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các đặc điểm chính về lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ viêm phổi liên quan thở máy tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 2022 -2023.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Papazian L, Klompas M, Luyt CE. Ventilator-associated pneumonia in adults: a narrative review. Intensive Care Med. 2020;46(5):888-906. doi:10.1007/s00134-020-05980-0
3. Hoàng Khánh Linh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Viêm Phổi Liên Quan Thở Máy Tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh Viện Bạch Mai Giai Đoạn 2017 - 2018. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II. Đại học Y Hà Nội; 2018.
4. Bùi THG, Nguyễn ĐQ. Đặc điểm kháng kháng sinh và các yếu tố nguy cơ tử vong của nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện bạch mai. VMJ. 2022;515(1). doi:10.51298/ vmj.v515i1.2666
5. Kollef MH, Chastre J, Fagon JY, et al. Global prospective epidemiologic and surveillance study of ventilator-associated pneumonia due to Pseudomonas aeruginosa. Crit Care Med. 2014;42(10): 2178-2187. doi:10.1097/ CCM. 0000000000000510
6. Hoàng Anh TT. Đánh giá vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy tại đơn vị Hồi sức ngoại bệnh viện Bạch Mai năm 2020. Luận văn thạc sĩ y học Trường Đại học Y Hà Nội.
7. But A, Yetkin MA, Kanyilmaz D, et al. Analysis of epidemiology and risk factors for mortality in ventilator-associated pneumonia attacks in intensive care unit patients. Turk J Med Sci. 2017;47(3):812-816. doi:10.3906/sag-1601-38
8. Chang L, Dong Y, Zhou P. Investigation on Risk Factors of Ventilator-Associated Pneumonia in Acute Cerebral Hemorrhage Patients in Intensive Care Unit. Can Respir J. 2017;2017:7272080. doi:10.1155/2017/7272080
9. Liu Y, Di Y, Fu S. Risk factors for ventilator-associated pneumonia among patients undergoing major oncological surgery for head and neck cancer. Front Med. 2017;11(2):239-246. doi:10. 1007/s11684-017-0509-8
10. Thư NK, Đức ND. Căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đại học y hà nội. VMJ. 2023; 525(1B). doi:10.51298/vmj.v525i1B.5127