BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA VIÊN NÉN “KIỆN NÃO ĐAN” TRONG ĐIỀU TRỊ ĐẦU THỐNG

Lê Thành Xuân 1,, Vũ Việt Hằng 1, Nguyễn Cao Trào 1, Triệu Thị Thùy Linh 2, Trần Quang Minh 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của viên nén “Kiện não đan” trên bệnh nhân đau đầu và theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở, so sánh trước sau điều trị và có nhóm đối chứng. 60 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm tương đồng nhau về mức độ đau, nhóm tuổi và thời gian bị bệnh. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng Kiện não đan kết hợp Tanakan, nhóm đối chứng điều trị bằng Tanakan đơn thuần. Kết quả: Nhóm nghiên cứu sử dụng kết hợp Kiện não đan và Tanakan có tác dụng giảm điểm VAS trung bình, chỉ số PSQI và điểm hệ số chất lượng cuộc sống đáng kể so với trước điều trị (p < 0,05) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm dùng Tanakan đơn thuần (p < 0,05). Kết luận: Sử dụng Kiện não đan có tác dụng trong điều trị bệnh nhân đầu thống và chưa thấy tác dụng mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Lý Luận Y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam; 2011.
2. Hoàng Bảo Châu. Nội Khoa Y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản thời đại; 2010.
3. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thành Vi. Đau Đầu Do Căng Thẳng. Chẩn Đoán và Điều Trị Các Chứng Bệnh Đau Đầu Thường Gặp. Nhà xuất bản Y học; 2010.
4. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội. Nội Khoa Y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y học; 2006.
5. Đỗ Tất Lợi. Những Cây Thuốc và vị Thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học; 2004.
6. Mai VQ, Sun S, Minh HV, et al. An EQ-5D-5L Value Set for Vietnam. Qual Life Res. 2020;29(7): 1923-1933. doi:10.1007/s11136-020-02469-7
7. Cao Phi Phong. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại đau đầu mãn tính hàng ngày. Tạp Chí Thần Kinh Học. Published online 2010.
8. Trần Thúy, Vũ Nam. Chuyên Đề Nội Khoa Y Học Cổ Truyền. Nhà xuất bản Y học; 2006.
9. Phạm Văn Trịnh. Phương Tễ Học. Nhà xuất bản Y học; 2009.
10. Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS) The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. Cephalalgia Int J Headache. 2018; 38(1): 1-211. doi:10.1177/ 0333102417738202