VAI TRÒ CỦA CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN U BUỒNG TRỨNG CHƯA PHÂN ĐỊNH LÀNH TÍNH VÀ ÁC TÍNH THEO SIÊU ÂM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Việc chẩn đoán u buồng trứng (UBT) chưa phân định lành tính và ác tính theo siêu âm vẫn là thách thức trong thực hành lâm sàng. Việc phát hiện sớm và phân nhóm chẩn đoán đúng giúp đánh giá chính xác và định hướng chiến lược điều trị phù hợp. Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ (CHT) trong chẩn đoán ung thư buồng trứng (UTBT) ở những trường hợp không phân định được lành tính và ác tính trên siêu âm theo qui tắc đơn giản Nhóm phân tích hệ thống các UBT quốc tế - IOTA tại Bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu: xét nghiệm chẩn đoán, hồi cứu. Nghiên cứu được thực hiện bằng việc truy xuất hình ảnh chụp CHT vùng bụng chậu của 1116 phụ nữ được chẩn đoán u phần phụ thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/03/2020. Phân lập nhóm bệnh nhân đã được chụp CHT nhằm xác định đặc điểm của các khối u phần phụ mà siêu âm không thể phân định lành tính và ác tính theo siêu âm. Giải phẫu bệnh (GPB) được xem là tiêu chẩn vàng để xác định độ chính xác của của CHT. Kết quả: Với tổng số 246 bệnh nhân có khối u phần phụ được chụp CHT, kết quả mô tả đúng 83% các khối u phần phụ, với độ chính xác chung tính cho chẩn đoán UTBT là 83,9%. Trong tiên đoán UTBT, độ nhạy của chụp CHT 84% (KTC 95% 75-91); giá trị tiên đoán dương là 70% (KTC 95% 60 - 78); và giá trị tiên đoán âm là 92%. CHT với các hình ảnh như nhú thành nang (OR=8,6), bắt thuốc không đồng nhất (OR=8,3), dịch ổ bụng (OR=15,4) có giá trị dự đoán ác tính tốt nhất. Kết luận: CHT có độ chính xác cao trong chẩn đoán UBT. Nên triển khai việc áp dụng chụp CHT cho những phụ nữ chưa xác định được UBT lành tính và ác tính theo siêu âm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
giá trị chẩn đoán, chụp cộng hưởng từ, ung thư buồng trứng
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Tiến Lưu (2019), Giá trị của chụp CHT trong chẩn đoán UTBT, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Andreotti R. F., Timmerman D., Strachowski L. M. et al. (2020), "O-RADS US Risk Stratification and Management System: A Consensus Guideline from the ACR Ovarian-Adnexal Reporting and Data System Committee", Radiology, 294(1), pp. 168-185.
4. Thomassin-Naggara I., Aubert E., Rockall A. et al. (2013), "Adnexal masses: development and preliminary validation of an MR imaging scoring system", Radiology, 267(2), pp. 432-443.
5. Pereira P. N., Sarian L. O., Yoshida A. et al. (2018), "Accuracy of the ADNEX MR scoring system based on a simplified MRI protocol for the assessment of adnexal masses", Diagn Interv Radiol, 24(2), pp. 63-71.