THỰC TRẠNG BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 18 – 60 TUỔI KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN GIAO THÔNG VẬN TẢI NĂM 2023

Phạm Văn Thành 1,, Nguyễn Đức Trọng 2
1 Thiết bị Y tế Bảo Thân An
2 Trường Đại học Thăng Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân từ 18 – 60 tuổi khám ngoại trú tại Bệnh viện Giao thông vận tải năm 2023. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 500 người dân từ 18 – 60 tuổi khám ngoại trú tại Bệnh viện Giao thông vận tải năm 2023, sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn theo hình thức phát vấn và kết hợp tra hồ sơ bệnh án dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu được nhập bằng Epidata 3.1 và xử lý bằng SPSS 26.0. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu từ 18 – 60 tuổi tỷ lệ tăng huyết áp là 17,6%. Trong đó, tỷ lệ tăng huyết áp độ I nhẹ, độ II trung bình và độ III nặng lần lượt là 12,2%; 4,6%; 0,6%. Nam giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 21,6% cao hơn nữ giới có tỷ lệ tăng huyết áp là 12,4%. Nhóm tuổi 51- 60 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp cao nhất 39,4%, tiếp theo đến nhóm tuổi từ 41- 50 tuổi có tỷ lệ tăng huyết áp là 29,2% và thấp nhất là nhóm tuổi từ 18 - 40 có tỷ lệ tăng huyết áp là 6,4%. Kết luận: Các đối tượng có tiền sử tăng huyết áp, biến chứng tim mạch, biến chứng tai biến mạch máu não, mắc bệnh kết hợp, thừa cân béo phì (BMI ≥ 25), hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chế độ ăn mặn một số có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến tăng huyết áp sau khi đã loại bỏ các yếu tố còn lại.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2016), “Điều tra quốc gia về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm năm 2015”
2. Trương Thị Thùy Dương (2016) “Hiệu quả của mô hình truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm cải thiện một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp tại cộng đồng”, Luận án tiến sĩ học, Trường Đại học Y Hà Nội
3. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2003), "Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tinh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.
4. Mai Duy Tôn và cộng sự (2020) Sách “Đột quỵ não - Những nguyên tắc vàng trong dự phòng và chăm sóc đột quỵ” Nhà xuất bản Dân Trí.
5. Nguyễn Đức Trọng và cộng sự (2018) – “Tỷ lệ cơ cấu bệnh tật tim mạch huyết áp của Người bệnh tới Khám chữa bệnh các cơ sở y tế tuyến Quận, Huyện”, Đề tài Khoa học Công nghệ cấp Ngành BHXHVN.
6. China Stroke Statistics Writing Committee (2022) “Chinese Center for Disease Control and Prevention and Institute for Global Neuroscience and Stroke Collaborations” 2022 Apr 20.