THÁI ĐỘ VỀ HÚT THUỐC LÁ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ Ở HỌC SINH TỪ 13-15 TUỔI Ở 13 TỈNH CỦA VIỆT NAM NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Diễm Hương 1,, Kim Bảo Giang 1, Phạm Bích Diệp 1, Phan Thị Hải 2, Dương Tú Anh 2, Nguyễn Thị Thanh Thảo 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả thái độ và tiếp cận thông tin về tác hại của thuốc lá của học sinh. Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang, thực hiện khảo sát trên 3873 học sinh từ 13 tỉnh thành trên cả nước, với tỷ lệ học sinh nữ là 53,3%. Kết quả cho thấy học sinh có thái độ tiêu cực đối với việc hút thuốc lá: hơn 90% học sinh đồng ý rằng việc hút thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá điện tử và shisha) là có hại cho sức khoẻ. Học sinh tiếp cận thông tin về tác hại của thuốc lá thông qua nhiều nguồn thông tin. Trong đó các nguồn thông tin đại chúng như tivi, đài, internet, pano, áp phích, báo, tạp chí hay phim ảnh là có tỷ lệ tiếp cận cao nhất. Nguồn thông tin từ học tập và thảo luận trong nhà trường là thấp nhất. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, các hoạt động truyền thông về tác hại thuốc lá cần tiếp tục phát triển trên những nguồn thông tin phổ biến và quan tâm hơn đến việc triển khai các hoạt động học tập và thảo luận về tác hại thuốc lá trong nhà trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mackay J., Eriksen M., và Eriksen M.P. (2002), The tobacco atlas, World Health Organization.
2. Levy D.T., Bales S., Lam N.T. và cộng sự. (2006). The role of public policies in reducing smoking and deaths caused by smoking in Vietnam: results from the Vietnam tobacco policy simulation model. Soc Sci Med, 62(7), 1819–1830.
3. Tang K.C., Rissel C., Bauman A. và cộng sự. (1998). A longitudinal study of smoking in year 7 and 8 students speaking English or a language other than English at home in Sydney, Australia. Tob Control, 7(1), 35–40.
4. Hrubá D. và Žaloudíková I. (2010). Why to smoke? Why not to smoke? Major reasons for children’s decisions on whether or not to smoke. Cent Eur J Public Health, 18(4), 202–208.
5. Nguyen T.H., Nguyen T.K., Kim B.G. và cộng sự. (2016). Knowledge and Attitude Towards Tobacco Smoking among 13-15 Year-Old School Children in Viet Nam - Findings from GYTS 2014. Asian Pac J Cancer Prev, 17(sup1), 37–42.
6. Wilkinson A.V., Shete S., Vasudevan V. và cộng sự. (2009). Influence of subjective social status on the relationship between positive outcome expectations and experimentation with cigarettes. J Adolesc Health, 44(4), 342–348.
7. Mullin S., Prasad V., Kaur J. và cộng sự. (2011). Increasing Evidence for the Efficacy of Tobacco Control Mass Media Communication Programming in Low- and Middle-Income Countries. J Health Commun, 16(sup2), 49–58.
8. Health warning messages on tobacco products: a review | Tobacco Control. , accessed: 05/10/2023.