ĐẶC ĐIỂM KHỐI U Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG THẤP ĐƯỢC PHẪU THUẬT MILES NỘI SOI CẮT TẦNG SINH MÔN Ở TƯ THẾ NẰM SẤP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Văn Tuấn 1,, Phạm Văn Năng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong phẫu thuật điều trị ung thư, các thông tin về khối u (kích thước, vị trí, tình trạng di động, kết quả mô bệnh học khối u,….) sẽ giúp đánh giá khả năng phẫu thuật và kết quả điều trị. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm khối u ở bệnh nhân ung thư trực tràng thấp được phẫu thuật Miles nội soi cắt tầng sinh môn ở tư thế nằm sấp tại Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp:Nghiên cứu tiến cứu, mô tả hàng loạt ca trên 45 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp giai đoạn I, II, III, tại Thành phố Cần Thơ từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 06 năm 2023. Kết quả: 45 bệnh nhân ung thư trực tràng thấp nhập viện chủ yếu với triệu chứng tiêu phân đàm máu (82,2%); vị trí khối u phía trước chiếm 24,4%, phía sau chiếm 28,9%, bên (P) và (T) chiếm 24,4%, vòng chiếm 22,2%; đa số các khối u có kích thước dọc > 3 cm (88,9%) và có kích thước ngang ≤ 5 cm (82,2%); đại thể khối u dạng u sùi có 44,4%, loét sùi có 33,3%, vòng có 22,2%; 46,7% khối u di dộng mức độ trung bình; khối u giai đoạn T2 chiếm 28,9%, T3 chiếm 71,1%, không ghi nhận giai đoạn T1, T4; mức độ biệt hóa mô chủ yếu là trung bình với 91%. Dựa vào kết quả giải phẫu bệnh sau mổ, 20% bệnh ở giai đoạn I, giai đoạn II có 33,3%, giai đoạn III có 46,7%. Kết luận: Đa số ung thư trực tràng thấp có khối u kích thước lớn, độ biệt hóa trung bình, u ở giai đoạn T3 và giai đoạn III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Vĩnh Quý (2018), Đánh giá kết quả điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp bằng phẫu thuật nội soi có bảo tồn cơ thắt, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y dược, Đại học Huế, tr. 130 - 170.
2. Lâm Việt Trung (2008), Phẫu thuật cắt toàn bộ trực tràng qua ngả trước và ngả tầng sinh môn bằng phẫu thuật nội soi ổ bụng Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học y Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum. Japanese Classification of Colorectal, Appendiceal, and Anal Carcinoma: the 3d English Edition [Secondary Publication]. J Anus Rectum Colon. 2019 Oct 30;3(4):175-195.
4. Wu Z.Y, Zhao G, Lin Peng et al (2008), “Risk factors for local recurrence of middle and lower rectal carcinoma after curative resection”, World J Gastroenterol, 14(30), pp.4805-4809.
5. Bleday R, Aguilar J.G (2007), “Surgical treatment of rectal cancer”, The ASCRS text book colon and rectal surgery, Spinger, 30, pp.413-436.
6. Kuo L-J (2011), “Oncological and Functional outcomes od intersphincteric resection for low rectal cancer”, Journal of surgical research, 170, pp.93-98.
7. Samee A, Selvaseka C.R (2011), “Current trends in staging rectal cancer”, World J Gastrenterol, 17(7), pp.828-834