THỰC TRẠNG VÀ KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG TAI NẠN GIAO THÔNG VÀ ĐUỐI NƯỚC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ HUẾ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Trên thế giới tai nạn giao thông và đuối nước đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Ở Việt Nam, tỷ lệ tai nạn giao thông và đuối nước ở trẻ em nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng có xu hướng ngày càng gia tăng. Tại thành phố Huế chưa có nghiên cứu nào về tai nạn giao thông và đuối nước cho học sinh trung học cơ sở. Mục tiêu: Mô tả thực trạng, đánh giá kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và đuối nước và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của học sinh trung học cơ sở ở thành phố Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 866 học sinh từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 tại 04 trường Trung học cơ sở ở thành phố Huế từ (01/11/2021-31/12/2021). Kết quả: Tỷ lệ học sinh bị tai nạn giao thông trong 1 năm qua là 2,3%. Tỷ lệ học sinh bị đuối nước trong 1 năm qua là 0,1%. Tỷ lệ học sinh có kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông tốt là 58,1%, đuối nước là 38%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa khối lớp và kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông của học sinh (p<0.05). Kết luận: Tỉ lệ tai nạn giao thông và đuối nước hiện mắc trong năm không cao, nhưng kỹ năng thực hành phòng tai nạn giao thông và đuối nước còn thấp, cần tăng cường truyền thông giáo dục và rèn luyện các kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông và đuối nước cho học sinh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở giúp cho ngành y tế phối hợp với ngành giáo dục trong việc xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe cũng như các chương trình phòng ngừa tai nạn giao thông và đuối nước ngày càng hiệu quả hơn.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Tiến Dũng, Trần Văn Điện và Hoàng Việt Trung (2020), "Từ thực trạng đề xuất giải pháp nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai ", Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp. Tập 10, Số 1, tr. 40-48.
3. Vũ Minh Hải và Lê Ngọc Duy (2015), "Thực trạng kiến thức và thực hành phòng tránh tai nạn thương tích của học sinh trung học cơ sở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình năm 2015", Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. Số 5 (10-2018), tr. 27-35.
4. Nguyễn Hoài Linh và Trần Thị Hồng (2021), "Kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống đuối nước của học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Văn Huyên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội năm 2020 ", Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. Tập 05, Số 01, tr.132-140.
5. Võ Khánh Phượng, Phạm Đỗ Tuấn, Nguyễn Đỗ Nguyên (2016), “Tỷ lệ tai nạn thương tích trẻ em dưới 16 tuổi và các yếu tố liên quan tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2015”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, tập 20, phụ bản của số 1, 2016.
6. UNICEF (2008), Tài liệu tập huấn kỹ năng truyền thông giáo dục, giám sát, ghi chép, báo cáo, tai nạn thương tích trẻ em tỉnh Ninh Thuận năm 2008, Dự Án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, Ninh Thuận, tháng 3/2008.
7. Lưu Văn Vĩnh, Đoàn Phạm Phước Long, Nguyễn Minh Tâm (2015), “Nghiên cứu tình hình sử dụng xe đạp điện và tai nạn giao thông ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Huế năm 2015”, Kỷ yếu hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường DHCDYD Việt Nam, Đại học quốc gia Hà Nội.2015, tr.362-366.
8. Jaseena Nadu Veetil, et al (2018), “An epidemiological study of drowning survivors among school children”, J Family Med Prim Care 2017;6:844-7
9. Shailaja Tetali, P Edwards, G V S Murthy, I Roberts (2016), “Road traffic injuries to children during the school commute in Hyderabad, India: cross- sectional survey”, Inj Prev 2016;22:171–175.
10. World Health Organization. The global health observatory. Explore a world of health data. Estimated number of road trafic deaths. 2020