NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG CỦA NGAL HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP

Lê Hữu Nhượng 1,2,, Nguyễn Trung Kiên 2, Lê Việt Thắng 2
1 Bệnh viện Quân y 354
2 Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu mô tả, so sánh 3 nhóm đối tượng: 51 BN viêm tụy cấp có tổn thương thận cấp, 168 bệnh nhân viêm tụy cấp không tổn thương thận cấp và 35 người thường khỏe mạnh làm nhóm chứng khỏe mạnh tại Bệnh viện Bạch Mai, từ 10/2021 đến tháng 6/2023. Kết quả: - Trong 51 bệnh nhân viêm tụy cấp có tổn thương thận cấp, 47,1% giai đoạn 1; 33,3% giai đoạn 2; 19,6% giai đoạn 3. - Nồng độ NGAL huyết tương của nhóm viêm tụy cấp có tổn thương thận cấp (570,9 ng/mL) cao hơn nhóm không có tổn thương thận cấp (400,6 ng/mL) và đều lớn hơn nhóm chứng khỏe mạnh (234,3 ng/mL), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Giá trị trung vị của NGAL huyết tương tăng dần theo các giai đoạn tổn thương thận cấp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - Điểm cắt của NGAL huyết tương 504,29 ng/mL cho độ nhạy 60,8% và độ đặc hiệu là 68,4% (AUC =0,684; p<0,001) trong dự đoán tổn thương thận cấp ở bệnh nhân viêm tụy cấp. - Điểm cắt của NGAL huyết tương là 486,03 ng/mL có độ nhạy là 66,1% và độ đặc hiệu là 66,4% (AUC=0,651; p<0,005) trong tiên lượng độ nặng của viêm tụy cấp. Kết luận: Nồng độ NGAL huyết tương tăng cao và có giá trị tiên lượng ở bệnh nhân viêm tụy cấp có tổn thương thận cấp. Nên sử dụng dấu ấn sinh học NGAL huyết tương để dự báo tổn thương thận cấp ở bệnh nhân viêm tụy cấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. E. T. Uğurlu, M. Tercan (2022), "The role of biomarkers in the early diagnosis of acute kidney injury associated with acute pancreatitis: Evidence from 582 cases", Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 29(1): 81-93.
2. T. I. Nassar, W. Y. Qunibi (2019), "AKI Associated with Acute Pancreatitis", Clin J Am Soc Nephrol. 14(7): 1106-1115.
3. A. Brewin, S. Sriprasad, andB. Somani (2022), "The Use of Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin (NGAL) as a Diagnostic and Prognostic Biomarker in Urinary Tract Obstruction: a Systematic Review", Curr Urol Rep. 23(8): 155-163.
4. S. Chakraborty, S. Kaur, V. Muddana, et al. (2010), "Elevated serum neutrophil gelatinase-associated lipocalin is an early predictor of severity and outcome in acute pancreatitis", Am J Gastroenterol. 105(9): 2050-9.
5. A. Khwaja (2012), "KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury", Nephron Clin Pract. 120(4): c179-84.
6. P. A. Banks, T. L. Bollen, C. Dervenis, et al. (2013), "Classification of acute pancreatitis--2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus", Gut. 62(1): 102-11.
7. L. Yuan, X. Jin (2023), "Predictive Value of Serum NGAL and β2 Microglobulin in Blood and Urine amongst Patients with Acute Pancreatitis and Acute Kidney Injury", Arch Esp Urol. 76(5): 335-340.
8. R. Chauhan, N. Saxena, N. Kapur, et al. (2022), "Comparison of modified Glasgow-Imrie, Ranson, and Apache II scoring systems in predicting the severity of acute pancreatitis", Pol Przegl Chir. 95(1): 6-12.