ĐỘ NẶNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CỦA BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI PHÒNG KHÁM HÔ HẤP BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG, TP HCM

Nguyễn Như Vinh 1, Lê Thị Kiều Hân 2, Trần Thị Khánh Tường 2, Trần Đức Sĩ 2,
1 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh lý hô hấp thường gặp, điều trị phức tạp, ảnh hưởng đến sức lao động và chất lượng sống người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã trở thành gánh nặng y tế của các quốc gia có thu nhập thấp- trung bình như Việt Nam và đòi hỏi nỗ lực toàn diện để kiểm soát hiệu quả. Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 209 bệnh nhân BPTNMT từ 40 tuổi trở lên điều trị ngoại trú tại phòng khám hô hấp bệnh viện Nguyễn Tri Phường từ tháng 02/2023 đến tháng 08/2023. Kết quả cho thấy phần lớn bệnh nhân là nam giới, tỉ lệ hiện còn hút thuốc lá chiếm 30,10% số bệnh nhân. Tỉ lệ bệnh nhân còn nhiều triệu chứng hô hấp vẫn cao, trong đó 55% có mMRC ≥ 2 và hơn 3/4 bệnh nhân có CAT ≥ 10 điểm. Cần theo dõi sát những bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp, điều trị để giảm độ nặng và tần suất tái phát đợt cấp. Theo dõi tình trạng hút thuốc lá và kiên trì tư vấn cai thuốc cho bệnh nhân. Nghiên cứu là tiền đề để triển khai những khảo sát sâu hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Nam Khánh, Phạm Thị Mai Ngọc, Chu Hải Đăng, Nguyễn Thị Thu Liễu, Đỗ Mạnh Cầm, Vũ Văn Thành, Nguyễn Viết Nhung, Nguyễn Thanh Hà. Tình hình dinh dưỡng của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;508
2. Baldomero AK, Wendt CH, Petersen A, et al. Impact of gastroesophageal reflux on longitudinal lung function and quantitative computed tomography in the COPDGene cohort. Respir Res. Aug 3 2020;21(1):203. doi:10.1186/s12931-020-01469-y
3. Kim SH, Lee H, Kim Y, et al. Recent Prevalence of and Factors Associated With Chronic Obstructive Pulmonary Disease in a Rapidly Aging Society: Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2015-2019. J Korean Med Sci. Apr 10 2023;38(14):e108. doi:10.3346/ jkms.2023.38.e108
4. Liang B, Wang M, Yi Q, Feng Y. Association of gastroesophageal reflux disease risk with exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Dis Esophagus. Aug 2013;26(6):557-60. doi:10.1111/dote.12014
5. Nagami S, Oku Y, Yagi N, et al. Breathing-swallowing discoordination is associated with frequent exacerbations of COPD. BMJ Open Respir Res. 2017;4(1):e000202. doi:10.1136/bmjresp-2017-000202
6. Nguyen HT, Collins PF, Pavey TG, Nguyen NV, Pham TD, Gallegos DL. Nutritional status, dietary intake, and health-related quality of life in outpatients with COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2019;14:215-226. doi:10.2147/COPD.S181322
7. Nguyen Viet N, Yunus F, Nguyen Thi Phuong A, et al. The prevalence and patient characteristics of chronic obstructive pulmonary disease in non-smokers in Vietnam and Indonesia: An observational survey. Respirology. May 2015;20(4):602-11. doi:10.1111/resp.12507
8. Phan TT, Vu VG, Tuyet-Lan LT, Nguyen VN, Ngo QC. Medication Adherence Assessment and Cost Analysis of COPD Treatment Under Out-Patient Clinic in Vietnam. Health Serv Insights. 2023;16:11786329231177545. doi:10.1177/11786329231177545