SỰ HÀI LÒNG VỀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÝ THUYẾT VÀ LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

Nguyễn Thị Lan Anh 1, Đỗ Thị Thu Hiền 1,, Đàm Thị Thùy 1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả sự hài lòng và các yếu tố liên quan về môi trường học tập lý thuyết và lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 335 sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 5 năm 2022. Sự hài lòng của sinh viên về môi trường học tập lý thuyết và lâm sàng được khảo sát thông qua hai bộ câu hỏi đánh giá giáo dục Vietnamese Dundee Ready Education Environment (V-DREEM) và đánh giá lâm sàng Clinical Learning Environment Inventory (CLEI) đã được dịch và chuẩn hóa. Kết quả: Điểm hài lòng chung của sinh viên điều dưỡng về môi trường học lý thuyết là 127 (101-165), môi trường học lâm sàng là 69 (48-94). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính (Mann-Whitney U= 5734, p= 0,007) với sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường lý thuyết; giới tính (Mann-Whitney U= 5355, p= 0,001), năm học (Mann-Whitney U= 6689, p< 0,001) với sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường học tập lâm sàng. Kết luận: Sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có sự hài lòng tích cực với cả hai môi trường học tập lý thuyết và lâm sàng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa giới tính với sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường lý thuyết; giới tính và năm học với sự hài lòng của sinh viên điều dưỡng về môi trường học tập lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổng Cục Thống Kê. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019: Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam [Internet]. Hà Nội: Tổng Cục Thống Kê; 2021 [trích dẫn ngày 24 tháng 10 năm 2021]. Đường link từ: https://www.gso.gov.vn/ wp-content/uploads/2021/08/Dan-so-gia-hoaVI.pdf
2. Erlam G, Liz S, and Valerie WSC. Action research and millennials: Improving pedagogical approaches to encourage critical thinking. Nurse Education Today. 2018; 61: p. 140-145.
3. Hoang LV. Translation, adaption and content validation of the DREEM instrument: a Vietnamese nursing education pilot project [Thesis]. Australia: Queensland University of Technology; 2013.
4. Ramsbotham J, et al., Evaluating the learning environment of nursing students: A multisite cross-sectional study. Nurse Education Today. 2019; 79: p. 80-85.
5. Truong TH. Vietnamese nursing students’ perceptions of their clinical learning environment: A crosssectional survey [Thesis]. Australia: Queensland University of Technology; 2015.
6. Hồ TLV, Dương TNB, Phạm TT. Khảo sát sự hài lòng về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Duy Tân. Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ Đại Học Duy Tân. 2020; 4(41): p. 128- 136.
7. Susan M, Swift L, and Leinster SJ. The Dundee Ready Education Environment Measure (DREEM): a review of its adoption and use. Medical Teacher.2012; 34(9): p. e620-e634.