PHỔ BỆNH VIÊM TỦY THỊ THẦN KINH: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG CÓ HẠ NATRI MÁU DO TỔN THƯƠNG VÙNG GIAN NÃO

Nguyễn Văn Tuận1,2,, Nguyễn Công Tấn1, Nguyễn Thị Mai Hương1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Dược Đại học quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phổ bệnh viêm tủy thị thần kinh (NMOSD) là bệnh viêm tự miễn của hệ thần kinh trung ương, thường xảy ra ở người trẻ tuổi, do kháng thể kháng aquaporin 4 gây tổn thương ở dây thị giác, tủy sống và não. Chẩn đoán sớm những ca bệnh không điển hình khi chỉ tổn thương não đơn thuần vẫn là những thách thức lớn.  Báo cáo ca bệnh: bệnh nhân nữ 16 tuổi, được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 15/6/2021 đến ngày 7/7/2021 ra viện, bị bệnh lần đầu cách vào viện 1 tuần. Bệnh khởi phát cấp tính với nôn, rối loạn ý thức, ngủ rũ, rối loạn tâm thần, hạ natri máu (lần đầu 105mmol/l), cộng hưởng từ não có tổn thương vùng gian não, dịch tủy tăng tế bào 40 bạch cầu/mm3 chủ yếu lympho bào và IgG- AQP4(+). Sau khi được chẩn đoán và điều trị bệnh nhân hồi phục tốt. Kết luận: Bệnh NMOSD là rối loạn hiếm gặp, lâm sàng không điển hình nhưng cộng hưởng từ có hình ảnh tổn thương đặc trưng của NMOSD, cần xét nghiệm IgG- NMO và điều trị sớm để hạn chế di chứng cho người bệnh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wingerchuk DM, Banwell B, Bennett JL, et al. International consensus diagnostic criteria for neuromyelitis optica spectrum disorders. Neurology 2015; 85(2): 177-89.
2. Lennon VA, Wingerchuk DM, Kryzer TJ, et al. A serum autoantibody marker of neuromyelitis optica: distinction from multiple sclerosis. Lancet 2004; 364(9451): 2106-12.
3. Thompson AJ, Banwell BL, Barkhof F, et al. Diagnosis of multiple sclerosis: 2017 revisions of the McDonald criteria. Lancet Neurol 2018; 17(2): 162-73.
4. Papp V, Magyari M, Aktas O, et al. Worldwide Incidence and Prevalence of Neuromyelitis Optica: A Systematic Review. Neurology 2021; 96(2): 59-77.
5. Spasovski G, Vanholder R, Allolio B, et al. Clinical practice guideline on diagnosis and treatment of hyponatraemia. Eur J Endocrinol 2014; 170(3): G1-47.
6. Alvarez RM, Leon ZS, Cuascut F, et al. Rheumatic Diseases Associated with Neuromyelitis Optica Spectrum Disorders (NMOSD): Prevalence, Clinical, Laboratory and Imaging Characteristics [abstract]. Arthritis Rheumatol. 2018; 70 (suppl 9).
7. Wang L, Zhou L, ZhangBao J, et al. Causal associations between prodromal infection and neuromyelitis optica spectrum disorder: A Mendelian randomization study. Eur J Neurol 2023; 30(12): 3819-27.
8. Pittock SJ, Weinshenker BG, Lucchinetti CF, Wingerchuk DM, Corboy JR, Lennon VA. Neuromyelitis optica brain lesions localized at sites of high aquaporin 4 expression. Arch Neurol 2006; 63(7): 964-8.
9. Nakashima I, Fujihara K, Miyazawa I, et al. Clinical and MRI features of Japanese patients with multiple sclerosis positive for NMO-IgG. J Neurol Neurosurg Psychiatry 2006; 77(9): 1073-5.
10. Suzuki K, Nakamura T, Hashimoto K, et al. Hypothermia, hypotension, hypersomnia, and obesity associated with hypothalamic lesions in a patient positive for the anti-aquaporin 4 antibody: a case report and literature review. Arch Neurol 2012; 69(10): 1355-9.