ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KỸ THUẬT TIÊM TINH TỬ TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH CHO NAM GIỚI VÔ TINH KHÔNG DO BẾ TẮC

Tăng Kim Hoàng Văn1,2,, Lý Thái Lộc1, Đặng Thị Huyền1, Mai Bá Tiến Dũng3, Lê Đình Hiếu4, Hoàng Thị Diễm Tuyết1, Nguyễn Văn Thuận2
1 Bệnh viện Hùng Vương, Tp HCM
2 Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Việt Nam
3 Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM
4 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khoảng 1% nam giới mắc chứng vô tinh, tình trạng không có tinh trùng khi xuất tinh. Vô tinh không do tắc nghẽn (NOA), ảnh hưởng đến 60% bệnh nhân vô tinh, là dạng vô sinh nam nghiêm trọng nhất và cần phải phẫu thuật mô tinh hoàn để tìm tinh trùng. Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng thành công chỉ là 50%, điều đó cũng có nghĩa là 50% nam giới còn lại không có cơ hội làm cha sinh học. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã cố gắng sử dụng tinh tử để tiêm vào bào tương trứng, chẳng hạn như tiêm tinh tử tròn (ROSI) hoặc tiêm tinh tử kéo đuôi (ELSI), để mang lại hy vọng thụ tinh và mang thai. Tinh tử là tinh trùng chưa trưởng thành nhưng đã hoàn thành giảm phân II và chứa bộ gen đơn bội như tinh trùng trưởng thành. Mục tiêu: Đánh giá khả năng thụ tinh và mang thai của kỹ thuật tiêm tinh tử vào bào tương trứng ở nam giới không có tinh trùng trưởng thành. Phương pháp: Các cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam, trong đó chồng mắc NOA và kết quả sinh thiết mô tinh hoàn không có tinh trùng trưởng thành nhưng có tinh tử sẽ được tư vấn tham gia nghiên cứu. Nhóm can thiệp là ROSI và ELSI. Kết quả đo lường chính là tỷ lệ thụ tinh, khả năng tạo phôi, tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống. Kết quả: Tổng cộng có 66 chu kỳ ROSI, 5 chu kỳ ELSI được thực hiện. Tỷ lệ thụ tinh với sự hình thành 2 tiền nhân (2PN) của ROSI, ELSI lần lượt là 35,1% và 64,5%. Tỷ lệ có thai lâm sàng của ROSI là 1,3%, thấp hơn nhiều so với ELSI (37,5%). Tuy nhiên, cả 2 nhóm đều có thai và trẻ sinh sống bình thường. Kết luận: ROSI và ELSI có thể xem như là phương pháp điều trị vô sinh thay thế cho nam giới không có tinh trùng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vander Borght, M. and C. Wyns, Fertility and infertility: Definition and epidemiology. Clinical biochemistry, 2018. 62: p. 2-10.
2. Esteves, S.C., R. Miyaoka, and A. Agarwal, An update on the clinical assessment of the infertile male. Clinics, 2011. 66(4): p. 691-700.
3. Achermann, A.P., T.A. Pereira, and S.C. Esteves, Microdissection testicular sperm extraction (micro-TESE) in men with infertility due to nonobstructive azoospermia: summary of current literature. International Urology and Nephrology, 2021. 53(11): p. 2193-2210.
4. Corona, G., et al., Sperm recovery and ICSI outcomes in men with non-obstructive azoospermia: a systematic review and meta-analysis. Human reproduction update, 2019. 25(6): p. 733-757.
5. Hanson, B.M., et al., Round spermatid injection into human oocytes: a systematic review and meta-analysis. Asian Journal of Andrology, 2021. 23(4): p. 363.
6. Tanaka, A., et al., Fourteen babies born after round spermatid injection into human oocytes. Proceedings of the National Academy of Sciences, 2015. 112(47): p. 14629-14634.
7. Sousa, M., et al., Predictive value of testicular histology in secretory azoospermic subgroups and clinical outcome after microinjection of fresh and frozen–thawed sperm and spermatids. Human Reproduction, 2002. 17(7): p. 1800-1810.
8. Tanaka, A., et al., Ninety babies born after round spermatid injection into oocytes: survey of their development from fertilization to 2 years of age. Fertility and Sterility, 2018. 110(3): p. 443-451.
9. Kishigami, S., et al., Epigenetic abnormalities of the mouse paternal zygotic genome associated with microinsemination of round spermatids. Developmental biology, 2006. 289(1): p. 195-205.
10. Minh, N., et al. Histone Deacetylase Inhibitor Corrects Histone H3K9 Modification in Round Spermatid DNA at the 2-Cell Stage and Increases the Development of ROSI Embryos. in 6th International Conference on the Development of Biomedical Engineering in Vietnam (BME6) 6. 2018. Springer.