TÌNH HÌNH RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Trần Khánh Nga1, Nguyễn Minh Phương1,, Võ Phạm Minh Thư1, Lê Thị Kim Định2, Đinh Thanh Nam2, Phạm Thúy Hồng2, Lê Thị Bích Tuyên2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn giấc ngủ là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của thai phụ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 420 thai phụ đến khám tại khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 10 năm 2023. Xác định tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở thai phụ dựa vào thang điểm PSQI (Có rối loạn giấc ngủ: Tổng điểm PSQI >5 điểm). Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai chiếm 40,2%. Nghiên cứu ghi nhận 9 yếu tố thật sự liên quan đến tình trạng rối loạn giấc ngủ của thai phụ là sống chung bố mẹ/nhà riêng với OR=2,16 (1,168 - 3,998); có bệnh đang điều trị OR=9,86 (3,41 - 28,523); sàng lọc thai bất thường OR=5,46 (2,215 - 13,467); thai phụ mong đợi giới tính của con OR=4,00 (1,199 - 13,327); thiêu tự tin làm mẹ OR=4,86 (2,736 - 8,648); áp lực diện mạo với OR=2,58 (1,502 - 4,432); áp lực công việc OR=3,79 (1,725 - 8,343); quan hệ với gia đình chồng không tốt/xấu đi OR=6,29 (3,382 - 11,702) và có biến cố trong thời gian mang thai OR=3,75 (2,117 - 6,658). Kết luận: Tỷ lệ rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai khá cao; gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của thai phụ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Quách Thị Minh Tâm (2017), Tỷ lệ mất ngủ và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Từ Dũ, Luận văn thạc sỹ Y học trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
2. Huỳnh Nguyễn Phương Thảo, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Nguyễn Xuân Thảo và cộng sự (2021), “Rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở thai phụ 3 tháng cuối thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021”,Tạp chí Y dược học Cần Thơ, số 45, tr. 70-71
3. Ertmann RK, Nicolaisdottir DR, Kragstrup J, et al (2020), "Sleep complaints in early pregnancy. A cross-sectional study among women attending prenatal care in general practice", BMC Pregnancy Childbirth 2020; 20: 123. doi: 10.1186/s12884-020-2813-6
4. Huong, N.T.T., Thuy, N.T.H. and Yen, L.T.H. (2019), “Quality of Sleep among Pregnant Women”, International Journal of Clinical Medicine, 10, 16-25.
5. Jairia Dela Cruz (2020), Sleeping poorly in older pregnant women may be bad for babies
6. Jessica M Meers, Sara Nowakowski (2022), “Sleep During Pregnanc”, Curr Psychiatry Rep, 2022 Aug;24(8):353-357.
7. Mindell JA, Cook RA, Nikolovski J (2015), "Sleep patterns and sleep disturbances across pregnancy", Sleep Med 2015; 16: 483–488. doi: 10.1016/j.sleep.2014.12.006
8. Magdalena Smyka (2020), “Sleep Problems in Pregnancy—A Cross- Sectional Study in over 7000 Pregnant Women in Poland”, Int. J. Environ.Res. Pubic Health 2020, 17,5306