VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH TẦNG DƯỚI GỐI CÓ BIẾN CHỨNG MẤT MÔ: KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH

Lê Quang Thứu1, Nguyễn Đỗ Nhân1,2,, Lê Đình Thanh2
1 Đại học Y Dược - Đại học Huế
2 Bệnh viện Thống Nhất - TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân viêm tắc động mạch tầng dưới gối có biến chứng mất mô; Kết quả can thiệp nội mạch điều trị. Đối tượng và phương pháp: hồi cứu mô tả loạt ca các trường hợp viêm tắc động mạch tầng dưới gối mất mô tại bệnh viện Thống Nhất, từ 03/2021 đến 03/2023. Kết quả: 41 bệnh nhân, tỉ lệ nam nữ 1,73/1. Gồm 02 phân nhóm: dưới gối đơn tầng và dưới gối đa tầng. Nhóm đa tầng chiếm tỉ lệ cao (60,9%). TASC II C, D chiếm đa số (34,1%, 56,1%). Thời gian can thiệp nội mạch trung bình 65,8 + 25 phút. Thành công về mặt kỹ thuật 75,6% sau can thiệp và 68,3% sau 06 tháng. Kết quả trung bình, tốt 78,1% ra viện, 70,7% sau 06 tháng. Biến chứng: 02 nhiễm trùng vị trí can thiệp, 02 tụ máu vị trí vào ống thông, 01 giả phình tại vị trí can thiệp, 01 tắc mạch, 06 suy thận diễn tiến đáp ứng điều trị, 01 tái tưới máu cắt cụt, 01 tử vong do đa bệnh lý. Kết luận: Viêm tắc động mạch mạn tính tầng dưới gối mất mô là giai đoạn nặng, đặc điểm đa dạng; điều trị can thiệp nội mạch đạt kết quả khả quan. Tỉ lệ các biến chứng tương tự nghiên cứu khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Đức Dũng (2012). “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh lý viêm tắc động mạch chi dưới bằng phương pháp can thiệp nội mạch”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học viện quân y.
2. Trần Đức Hùng (2016). “Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính bằng phương pháp can thiệp nội mạch”. Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y
3. V. Aboyans, J. B. Ricco et al. (2017). "2017 ESC Guidelines on the Diagnosis and Treatment of Peripheral Arterial Diseases, in collaboration with the European Society for Vascular Surgery (ESVS)". Eur J Vasc Endovasc Surg.
4. A. J. Meltzer, G. Evangelisti, A. R. Graham et al. (2014). "Determinants of outcome after endovascular therapy for critical limb ischemia with tissue loss". Ann Vasc Surg, 28(1), pp. 144-151.
5. J. A. Mustapha, S. M. Finton, L. J. Diaz-Sandoval et al. (2016). "Percutaneous Transluminal Angioplasty in Patients with Infrapopliteal Arterial Disease: Systematic Review and Meta-Analysis". Circ Cardiovasc Interv, 9(5), pp. e003468.
6. O. Iida, S. Nanto, M. Uematsu et al. (2010). "Importance of the angiosome concept for endovascular therapy in patients with critical limb ischemia". Catheter Cardiovasc Interv, 75(6), pp. 830-836.
7. Sobieszczyk et al (2013). "Management of patients after endovascular interventions for peripheral artery disease". Circulation, 128(7), 749-757.
8. Tasc Steering Committee, M. R. Jaff, C. J. White et al. (2015). "An Update on Methods for Revascularization and Expansion of the TASC Lesion Classification to Include Below-the-Knee Arteries: A Supplement to the Inter-Society Consensus for the Management of Peripheral Arterial Disease (TASC II)", J Endovasc Ther, 22(5), pp. 663-677.