ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Đỗ Mạnh Hùng1,, Phạm Thái Dũng1, Trần Văn Tùng1, Võ Ngọc Chánh Tín1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

TÓM TẮT[1]


Mục tiêu: Đánh giá sự biến đổi và giá trị tiên lượng tử vong của số lượng tiểu cầu trong 7 ngày đầu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 110 bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn điều trị tại Bộ môn - trung tâm hồi sức cấp cứu, chống độc - Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân y từ tháng 04 năm 2021 đến tháng 03 năm 2023. Kết quả: Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có tình trạng giảm tiểu cầu chiếm 77,3% tổng số bệnh nhân. Ở nhóm sống, số lượng tiểu cầu giảm dần trong 3 ngày đầu, đạt giá trị thấp nhất ở ngày thứ 3, sau đó tăng dần ở ngày thứ 5, thứ 7, còn ở nhóm tử vong, số lượng tiểu cầu giảm dần qua các thời điểm nghiên cứu và đạt giá trị thấp nhất ở ngày thứ 7. Số lượng tiểu cầu ở nhóm tử vong thấp hơn rõ rệt so với nhóm sống, với p<0,01. Nhóm bệnh nhân có giảm tiểu cầu có nguy cơ tử vong cao hơn so với nhóm không giảm tiểu cầu, với OR=3,43 (Khoảng tin cậy 95%: 1,35-8,72, p<0,01). Số lượng tiểu cầu ở ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 có giá trị tiên lượng tử vong ở mức yếu, khá tốt và khá tốt với AUC thứ tự là 0,669; 0,703 và 0,795, với p<0,01. Kết luận: Số lượng tiểu cầu ở nhóm tử vong thấp hơn rõ rệt so với nhóm sống. Tình trạng giảm tiểu cầu là yếu tố có giá trị tiên lượng kết cục tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Số lượng tiểu cầu có giá trị tiên lượng tử vong ở mức yếu, khá tốt và khá tốt tại thời điểm ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.


 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thanh Thủy và cs. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021, Tập 498, số 1, Tr 149-152.
2. Đặng Quốc Tuấn và cs. (2023) Giảm số lượng tiểu cầu ở bệnh nhân nhiễm trùng hệ thống. Tạp chí Y học Việt Nam. 525 (1B).
3. Jímenez N. E. et al. (2019) Thrombocytopenia versus SOFA to Predict Mortality in Patients with Sepsis in the Intensive Care Unit of a Tertiary Hospital in Guatemala. Revista Científica. 29
4. Hua Y. et al. (2023) Platelet count predicts mortality in patients with sepsis: A retrospective observational study. Medicine. 102 (38): e35335.
5. Shankar-Hari M. et al. (2016) Developing a New Definition and Assessing New Clinical Criteria for Septic Shock: For the Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 315 (8): 775-787.
6. Taha R. S. et al. (2023) Platelet indices in critically ill septic patients as a predictor of mortality. Egyptian Journal of Anaesthesia. 39 (1): 56-62.
7. Vandijck D. M. et al. (2010) Thrombocytopenia and outcome in critically ill patients with bloodstream infection. Heart Lung. 39 (1): 21-26.