ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CHỦNG NẤM SỢI GÂY BỆNH NẤM MÓNG

Hoàng Hồng Mạnh 1, Trần Cẩm Vân 2,, Nguyễn Thị Hà Vinh 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số tính chất sinh vật, hóa học của các chủng nấm sợi gây bệnh nấm móng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 149 bệnh nhân chẩn đoán nấm móng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 09/2022 đến tháng 08/2023. Nuôi cấy trên môi trường Sabouraud, cornmeal quan sát hình tháiđại thể, vi thể và các thử nghiệm lý, hóa. Kết quả: Trong 149 mẫu cấy có 39 mẫu cấy dương tính nấm sợi; thời gian mọc khuẩn lạc trung bình 11,1± 2,7 thời gian ngắn nhất là 5 ngày với khuẩn lạc của Microsporum canis và dài nhất là 17 ngày với khuẩn lạc của Trichopyton tonsurans. Đặc điểm hình thái đại thể của các khuẩn lạc trên môi trường SDA rất đa dạng;các hình thái bào tử lớn bào tử nhỏ của từng chủng đều có sự khác biệt.Các thử nghiệm sinh vật, hóa học cho thấy sự đa dạng và góp phần định hướng chủng nấm gây bệnh. Kết luận: Nấm móng là một bệnh thường gặp ở nước ta với nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng nấm sợi. Việc nuôi cấy và khảo sát các đặc điểm sinh học của các chủng nấm góp phần vào tính đa dạng sinh học loài và xác định mối liên quan giữa các chủng gây bệnh với đặc điểm lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Hữu Doanh. Các bệnh nấm nông. In: Bệnh học Da liễu. Vol 1. Tái bản lần thứ 2. Nhà xuất bản Y học; 2019:293-311.
2. Nguyễn Thị Đào, Nguyễn Đức Thảo, Tăng Minh. Bóc tách móng bằng Ure-plaste kết hợp với Griseofulvine trong điều trị nấm móng. In: Nội san Da liễu. Tổng hội y học Việt Nam; 1978:45-50.
3. Roberts D.T, Evans E.G, Allen B.R. Nail structure, yeast, candida infection. In: Fungal Infection of Nail. M.Mosby - Wolfe, U.K; 1998:28-68.
4. Piraccini B, Alessandrini A. Onychomycosis: A Review. JoF. 2015;1(1):30-43. doi:10.3390/ jof1010030
5. Youssef AB, Kallel A, Azaiz Z, et al. Onychomycosis: Which fungal species are involved? Experience of the Laboratory of Parasitology-Mycology of the Rabta Hospital of Tunis. Journal de Mycologie Médicale. 2018;28(4):651-654. doi:10.1016/ j.mycmed. 2018.07.005
6. Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Thân, Phạm Ngọc Minh. Kí sinh trùng Y học. 2nd ed. Nhà xuất bản Y học
7. Jung MY, Shim JH, Lee JH, et al. Comparison of diagnostic methods for onychomycosis, and proposal of a diagnostic algorithm. Clin Exp Dermatol. 2015;40(5):479-484. doi:10.1111/ ced.12593
8. Pang SM, Pang JYY, Fook-Chong S, Tan AL. Tinea unguium onychomycosis caused by dermatophytes: a ten-year (2005–2014) retrospective study in a tertiary hospital in Singapore. Singapore Med J. 2018;59(10):524-527. doi:10.11622/smedj.2018037
9. Rezusta A, de la Fuente S, Gilaberte Y, et al. Evaluation of incubation time for dermatophytes cultures. Mycoses. 2016;59(7):416-418. doi:10. 1111/myc.12484
10. Moriello KA, Verbrugge MJ, Kesting RA. Effects of temperature variations and light exposure on the time to growth of dermatophytes using six different fungal culture media inoculated with laboratory strains and samples obtained from infected cats. J Feline Med Surg. 2010;12(12): 988-990. doi:10.1016/ j.jfms.2010.07.019