TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phản hồi của người bệnh về trải nghiệm của họ trong quá trình sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công nhận rộng rãi trên thế giới là một nguồn thông tin quan trọng giúp cải thiện chất lượng của cơ sở y tế. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 400 người bệnh nội trú tại khoa Nội và khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang từ tháng 05 – 08/2020. Phương pháp chọn mẫu phân tầng. Bộ câu hỏi được sử dụng để thu thập số liệu. Thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ trải nghiệm tích cực của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú là 86,6%. Tỷ lệ trải nghiệm tích cực cao nhất là việc kiểm soát cơn đau đạt 91,7%. Tỷ lệ trải nghiệm tích cực khi giao tiếp với Điều dưỡng đạt 90%, giao tiếp với Bác sĩ đạt 88,5%, nhân viên y tế đáp ứng đối với yêu cầu của người bệnh đạt 88%, xuất viện đạt 86,5%. Trải nghiệm người bệnh tích cực thấp nhất về môi trường bệnh viện (82,25%) và thông tin về thuốc (77,5%). Kết luận: Nhằm cải thiện và nâng cao tỷ lệ trải nghiệm tích cực của người bệnh nội trú, bệnh viện cần có kế hoạch cải tiến về môi trường bệnh viện, nhân viên y tế cần tăng cường giải thích, tư vấn cho người bệnh đặc biệt là các thông tin về thuốc cũng như cung cấp thông tin về các vấn đề y tế cần lưu ý cho người bệnh sau khi xuất viện.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Doyle C, Lennox L, and Bell D. A systematic review of evidence on the links between patient experience and clinical safety and e ectiveness. 2013. BMJ Open. 3(1): 1570.
3. Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Báo cáo tổng kết năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019.
4. Kitapci O, Akdogan C, and Dortyol I T. The impact of service quality dimensions on patient satisfaction, repurchase intentions and word-of-mouth communication in the public healthcare industry. 2014. Procedia-Social and Behavioral Sciences.148:161-9.
5. Agency for Healthcare Research and Quality. Preparing Data from CAHPS Surveys for Analysis. 2017.https://www.ahrq.gov/sites/ default/files/wysiwyg/cahps/surveys-guidance/helpful-resources/analysis/preparing-data-for-analysis.pdf
6. Nguyễn Thị Huyền Trâm. Trải nghiệm của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y năm 2018 và một số yếu tố liên quan. Luận văn Thạc sỹ y tế công cộng. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
7. Fadi H, Jeff C, Francis F, Andrew S G, and Samuel H. The relationships between HCAHPS communication and discharge satisfaction items and hospital readmissions. 2014. Patient Experience Journal. 1(2):12-21.
8. Nguyễn Thị Ngọc Sương. Sự hài lòng của người bệnh nội trú về dịch vụ khám chữa bệnh và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Quận 3. Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện. Đại học Y tế Công cộng; 2017.
9. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát trải nghiệm của người bệnh trong thời gian điều trị nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020. 2021. https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/ket-qua-khao-sat-trai-nghiem-cua-nguoi-benh-trong-thoi-gian-dieu-tri-noi-tru-ta-c8-37740.aspx.