MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH VÀ TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN

Khúc Duy Mạnh 1,2,, Nguyễn Văn Thi 2, Đoàn Văn Hoan 1,3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa đột biến thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) với các đặc điểm hình ảnh ung thư phổi biểu mô tuyến trên cắt lớp vi tính (CLVT) lồng ngực. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 138 bệnh nhân ung thư phổi nguyên phát được chụp cắt lớp vi tính (CLVT) chẩn đoán, có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến sau sinh thiết và/hoặc phẫu thuật. Tổng số 138 bệnh nhân được chia thành các nhóm theo tình trạng đột biến EGFR: bệnh nhân có đột biến ở eoxn 18 – 21 (đột biến có hiệu quả) là 68 trường hợp và không có đột biến là 70 trường hợp. Một số đặc điểm CLVT phổi của hai nhóm được ghi lại và so sánh. Phân tích hồi quy đơn biến được thực hiện để xác đinh các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến đột biến EGFR. Kết quả: Các yếu tố rủi ro độc lập liên quan đến đột biến EGFR hiệu quả được đánh giá bằng thử nghiệm hồi quy logistic. Kết quả chỉ ra rằng, các đặc điểm CLVT phổi: mật độ tổn thương bán rắn (OR 3.282), dấu hiệu phế quản đồ (OR 5.041), dấu hiệu viền kính mờ (OR 3.073) và dấu hiệu co rút màng phổi (OR 3.357) là các yếu tố nguy cơ độc lập liên quan đến đột biến gen EGFR. Kết luận: Đặc điểm hình ảnh CLVT có sự liên quan với đột biến gen EGFR và có thể sử dụng để dự đoán tình trạng đột biến gen EGFR.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GLOBOCAN 2020: New Global Cancer Data | UICC.
2. Imai H., Kaira K., và Minato K. (2017). Clinical significance of post‐progression survival in lung cancer. Thorac Cancer, 8(5), 379–386.
3. Schwab R., Peták I., Pintér F. và cộng sự. (2005). [Epidermal growth factor receptor (EGFR): therapeutic target in the treatment of lung adenocarcinoma]. Orv Hetil, 146(46), 2335–2342.
4. Morin-Ben Abdallah S. và Hirsh V. (2017). Epidermal Growth Factor Receptor Tyrosine Kinase Inhibitors in Treatment of Metastatic Non-Small Cell Lung Cancer, with a Focus on Afatinib. Front Oncol, 7, 97.
5. Patel H.M., Rane R., Thapliyal N. và cộng sự. (2015). Epidermal growth factor receptor (EGFR) tyrosine kinase inhibitors from the natural origin: a recent perspective. Anticancer Agents Med Chem, 15(8), 988–1011.
6. Liu Y., Kim J., Qu F. và cộng sự. (2016). CT Features Associated with Epidermal Growth Factor Receptor Mutation Status in Patients with Lung Adenocarcinoma. Radiology, 280(1), 271–280.
7. Maemondo M., Inoue A., Kobayashi K. và cộng sự. (2010). Gefitinib or Chemotherapy for Non–Small-Cell Lung Cancer with Mutated EGFR. New England Journal of Medicine, 362(25), 2380–2388.
8. Han X., Fan J., Li Y. và cộng sự. (2021). Value of CT features for predicting EGFR mutations and ALK positivity in patients with lung adenocarcinoma. Sci Rep, 11(1), 5679.
9. Comparative analysis of clinicoradiologic characteristics of lung adenocarcinomas with ALK rearrangements or EGFR mutations
10. Routine EGFR Molecular Analysis in Non-Small-Cell Lung Cancer Patients is Feasible: Exons 18–21 Sequencing Results of 753 Patients and Subsequent Clinical Outcomes