NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY HẸ (ALLIUM TUBEROSUM ROXB.)

Hồ Thị Dung 1,, Trần Thị Oanh 1, Trần Vân Anh 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Cây Hẹ (Allium tuberosum) có tên gọi khác là nén tàu, thuộc họ Hành tỏi - Alliaceae. Cây được trồng khắp nơi ở nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Tuy nhiên đặc điểm thực vật và tác dụng kháng khuẩn của cây Hẹ trồng tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An chưa được nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với mục tiêu là nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng kháng khuẩn của Hẹ thu hái tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cây Hẹ trồng tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có tên khoa học là Allium tuberosum Roxb., thuộc họ Hành tỏi (Aliliaceae), đã bổ sung cơ sở dữ liệu giải phẫu (vi phẫu rễ, thân, lá) và đặc điểm bột dược liệu (bột lá) của cây Hẹ (Allium tuberosum Roxb.), xác định được tác dụng kháng khuẩn của các mẫu thử chiết từ lá Hẹ sử dụng dung môi là nước và ethanol 70%, ethanol 90% đều có khả năng ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Trong đó, cắn ethanol 70% có hoạt tính kháng vi khuẩn cao nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Tất Lợi (2003), “Cây thuốc và vị thuốc Việt nam”, tr.724.
2. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (2007), Thực vật học, Nxb Y học.
3. Võ Văn Chi, Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam, Tập 2, trang 834, NXB Y học, 2012.
4. Nguyễn Viết Thân (2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, NXB.Khoa học và kĩ thuật Hà Nội, tr. 20-25.
5. Bộ môn Dược Liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Nxb Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
6. N. Bernaert, D. De Paepe, C. Bouten, H. De Clercq, D. Stewart, E. Van Bockstaele, M. De Loose, and B. Van Droogenbroeck (2012), “Antioxidant capacity, total phenolic and ascorbate content as a function of the genetic diversity of leek”, Food Chem, vol. 134, pp. 669-677.
7. N. Khalid, I. Ahmed, M. S. Z. Latif, T. Rafique, and S. A. Fawad. (2014) “Comparison of Antimicrobial activity, phytochemical profile and minerals composition of garlic Allium sativum and Allium tuberosum”, J Korean Soc Appl Biol Chem, vol. 57, no. 3, pp. 311-317.
8. C.-B. M. Carolina, G.-B. A. Carolina, C.-R. A. Alexandra, and P.-B. S. Paola (2020), “Allium tuberosum aqueous extract had curative effects on malignant melanoma in C57BL/6 mice”, World journal of advanced research and reviews, vol. 07, no. 01, pp. 007-017.