TỈ LỆ GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG Ở PHỤ NỮ CAO TUỔI BỊ LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thanh Huân 1,, Trương Trí Khoa 1, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ gãy xương đốt sống (GXĐS) và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ cao tuổi bị loãng xương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 279 phụ nữ ≥60 tuổi bị loãng xương, từ tháng 8 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Đối tượng nghiên cứu được ghi nhận triệu chứng lâm sàng, kết quả X quang cột sống ngực – thắt lưng, mật độ xương cùng các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỉ lệ GXĐS là 36,6% (102/279) và hơn 50% có triệu chứng lâm sàng. Tuổi, tình trạng hôn nhân, hoạt động thể lực, tăng huyết áp, đái tháo đường, thoái hóa khớp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy yếu, té ngã, T-score tại cổ xương đùi, toàn bộ xương đùi, cột sống thắt lưng liên quan đến GXĐS có ý nghĩa thống kê. Sau khi thực hiện hồi quy đa biến, hoạt động thể lực (OR: 0,44; KTC 95%: 0,20 – 0,94; p = 0,038), thoái hóa khớp (OR: 0,24; KTC 95%: 0,12 – 0,48; p <0,001), suy yếu (OR: 7,41; KTC 95%: 3,45 – 16,73; p <0,001), té ngã (OR: 3,86; KTC 95%: 1,68 – 9,32; p = 0,002), T-score ở cổ xương đùi (OR: 0,63; KTC 95%: 0,41 – 0,92; p = 0,002) còn liên quan với GXĐS có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỉ lệ gãy xương đốt sống trên phụ nữ cao tuổi tương đối cao, phản ánh gánh nặng bệnh tật ở đối tượng này. Hoạt động thể lực, thoái hóa khớp, T-score càng cao ở cổ xương đùi giảm xác suất, trong khi suy yếu và té ngã tăng xác suất mắc GXĐS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Xia W, Liu Q, Lv J, et al. Prevalent vertebral fractures among urban-dwelling Chinese postmenopausal women: a population-based, randomized-sampling, cross-sectional study. Arch Osteoporos. 2022;17(1):120.
2. Bastos LA, Tavares DRB, Okazaki JEF, et al. High Prevalence of Vertebral Fracture in a Very Elderly Community-Dwelling: "Longevous Project". J Clin Densitom. 2020;23(3):497-502.
3. Fink HA, Milavetz DL, Palermo L, et al. What proportion of incident radiographic vertebral deformities is clinically diagnosed and vice versa? J Bone Miner Res. 2005;20(7):1216-1222.
4. Genant HK, Wu CY, van Kuijk C, Nevitt MC. Vertebral fracture assessment using a semiquantitative technique. J Bone Miner Res. 1993;8(9):1137-1148.
5. Middleton R, Poveda JL, Orfila Pernas F, et al. Mortality, Falls, and Fracture Risk Are Positively Associated With Frailty: A SIDIAP Cohort Study of 890 000 Patients. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2022;77(1):148-154.
6. LaMonte MJ, Wactawski-Wende J, Larson JC, et al. Association of Physical Activity and Fracture Risk Among Postmenopausal Women. JAMA Netw Open. 2019;2(10):e1914084.
7. Chan MY, Center JR, Eisman JA, Nguyen TV. Bone mineral density and association of osteoarthritis with fracture risk. Osteoarthritis Cartilage. 2014;22(9):1251-1258.
8. van der Jagt-Willems HC, de Groot MH, van Campen JP, Lamoth CJ, Lems WF. Associations between vertebral fractures, increased thoracic kyphosis, a flexed posture and falls in older adults: a prospective cohort study. BMC Geriatr. 2015;15:34.